Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Lễ hội Lồng tồng - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày

Ngày 27/02/2023, đăng bởi Quản trị viên, 612 lượt xem

Sau mỗi dịp Tết Nguyên đán, khi những đoá hoa đào, hoa mận, hoa lê bung hoa khoe sắc thì cũng là lúc người dân tộc Tày nô nức chuẩn bị cho lễ hội Lồng tồng. Vậy lễ hội này có gì đặc sắc? Cùng Lộ Trình Xanh khám phá về lễ hội Lồng tồng - một trong những lễ hội lớn nhất của dân tộc Tày được tổ chức hàng năm. 

Lễ hội Lồng tồng - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày

Giới thiệu lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày

Lễ hội Lồng tồng - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày

Lồng tồng trong tiếng Tày có nghĩa là “xuống đồng” vì thế, lễ hội Lồng tồng còn có tên gọi khác là lễ hội xuống đồng. Đây là lễ hội quan trọng bậc nhất trong năm của người dân tộc Tày. Điều thú vị là khi tìm hiểu về lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày, bạn sẽ nhận thấy được cả màu sắc văn hóa đặc trưng nhất của các dân tộc khác như: Nùng, Dao, Sán Chỉ,...

Như chúng ta đã biết, cuộc sống của người Tày gắn liền với thiên nhiên, bản làng, núi đồi, ruộng đồng, nương rẫy nên lễ hội của họ cũng mang đậm văn hoá truyền thống, gắn liền với nông nghiệp, trồng trọt. Việc tổ chức lễ hội Lồng tồng cũng như các lễ hội khác hàng năm đều nhằm mục đích gửi gắm những mong ước của bản thân mình đến các đấng linh thiêng. 

Thời gian tổ chức lễ hội

Lễ hội Lồng tồng được người dân tộc Tày tổ chức sau mỗi vụ lúa, cụ thể là từ mùng 6 Tết đến ngày Rằm tháng Giêng hàng năm. Lễ hội lồng tồng mang tính chất tập thể, cộng đồng. 

Việc tổ chức lễ hội Lồng tồng

Trước thời gian diễn ra lễ hội Lồng tồng, người Tày sẽ phải chuẩn bị khá nhiều thứ để lễ hội được diễn ra suôn sẻ. Cụ thể, họ sẽ phải chuẩn bị cho mâm cúng cúng thần linh gồm: gà, xôi màu, hoa quả, tiền vàng, trầu cau, bánh,... Đồng thời, họ cũng phải khảo sát để lựa chọn được thửa ruộng bằng phẳng, gần trung tâm để tổ chức nghi thức xuống đồng và tổ chức hội thi cấy. 

Còn các bản sẽ phải lựa chọn ra chiếc cày đẹp nhất, chắc khỏe để dán giấy màu; chọn con trâu tốt nhất để thực hiện những đường cày đầu tiên trong năm. 

Chương trình lễ hội sẽ diễn ra bắt đầu vào ngày mùng 6 tháng Giêng đến ngày rằm tháng Giêng với 2 phần gồm: phần lễ và phần hội:

Phần lễ

Phần lễ gồm các nghi thức cúng bái trời đất và thần linh. Các lễ nghi này là cách mà người Tày tạ ơn các đấng linh thiêng, đồng thời cầu xin các vị tiếp tục bảo hộ cho họ để vụ mùa tới tiếp tục bội thu. 

Lễ hội Lồng tồng - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày

Lễ hội Lồng tồng - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày

Mâm lễ gồm những vật phẩm đã chuẩn bị sẵn sàng được đặt trang trọng trên bàn ở giữa khu ruộng đã lựa chọn trước đó. Tiếp đó, các vị cao niên trong bản tiến hành các nghi lễ như: lễ rước nước, lễ cúng thần bản, thần suối, thần núi, lễ cúng cây còn,... 

Lễ hội Lồng tồng - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày

Các nghi lễ này được tiến hành một cách trang trọng, thành kính với mong cầu các vị thần linh tiếp tục ban nguồn nước để dân bản tưới cho đồng ruộng, nương rẫy; cầu mong mưa thuận gió hoà để mùa màng bội thu; phù hộ cho sức khoẻ cho bà con để có sức khoẻ cày cấy. Tất cả những mong cầu này đều được bà con gửi gắm vào các mâm Tồng (mâm lễ) của mình với khát vọng hướng đến một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đủ đầy trong cuộc sống.  

Lễ hội Lồng tồng - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày

Lễ hội Lồng tồng - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày

Lễ hội Lồng tồng - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày

Phần hội

Phần hội được tổ chức ngay sau khi phần lễ kết thúc. Trước khi tổ chức phần hội, bà con dân làng phải làm lễ xin phép Thành hoàng làng. Nghi lễ này được thực hiện bằng cách dâng lễ tại chân cột còn. Tiếp đó, chủ nhanh tiến hành làm lễ và tung quả còn ba lần trước khi dân làng vào hội.

Lễ hội Lồng tồng - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày

Mở đầu phần hội luôn là nghi thức đi đường cày đầu tiên của năm. Theo đó, một người sẽ đại diện bản làng thắng trâu vào ruộng đã được chọn để cày những đường đầu tiên trong tiếng reo hò, cỗ vũ của những người xung quanh. Tiếp đó người ta đưa nước vào ruộng để cấy những cây mạ đầu tiên của năm.

Lễ hội Lồng tồng - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày

Sau đó, đồng bào Tày sẽ chọn một bãi cỏ bằng phẳng, rộng rãi và có vị trí gần trung tâm để tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống hoặc tổ chức tại sân đình. Ngày nay, phần này thường có sự tham gia của chính quyền địa phương. 

Các trò chơi được tổ chức ở lễ hội Lồng tồng rất đa dạng và đậm sắc màu dân gian. Trong đó phải kể đến những trò chơi đặc trưng của người Tày như: trò hát then, Sli, lượn, hát giao duyên tạo nên những mối lương duyên tốt đẹp,…

Lễ hội Lồng tồng - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày

Lễ hội Lồng tồng - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày

Lễ hội Lồng tồng - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày

Lễ hội Lồng tồng - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày

Lễ hội Lồng tồng - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày

Ý nghĩa của lễ hội Lồng Tồng

Lễ hội Lồng tồng mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống văn hoá của người dân tộc Tày. Đây là dịp kết nối những người đồng bào với nhau, tại đây, họ được giao lưu văn hoá, tình cảm, vui chơi, thư giãn sau quãng thời gian làm việc vất vả; tăng tình đoàn kết dân tộc. Lễ hội Lồng tồng còn mang màu sắc độc đáo, là sự giao thoa giữa văn hoá truyền thống và văn hóa đương đại, tạo nên điểm nhấn thú vị cho cộng đồng người dân tộc Tày. 

Lễ hội Lồng tồng là lễ hội bạn nên tham gia một lần trong đời. Trải nghiệm thực tế tại lễ hội Lồng tồng giúp bạn biết thêm nhiều nét đẹp văn hoá thú vị của dân tộc Tày, bạn sẽ càng thêm yêu và tự hào về sự đa dạng văn hoá của Việt Nam ta. 

Xem thêm video giới thiệu về Lễ hội Lồng tông của HÀ GIANG TV