Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Nét đặc trưng lễ hội Gầu Tào của người Mông

Ngày 26/02/2023, đăng bởi Quản trị viên, 689 lượt xem

Vào ngày 2 đến ngày 4 tết Âm lịch nếu bạn có dịp ghé đến khu vực có người Mông sinh sống tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu sẽ vô cùng bất ngờ với sự hoành tráng của lễ hội Gầu Tào. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa của người Mông được lưu truyền từ ngàn đời xưa. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội Gầu Tào là gì? Mời bạn cùng Lộ Trình Xanh khám phá những nội dung này ở bài viết ngay sau đây!

Nét đặc trưng lễ hội Gầu Tào của người Mông

Lễ hội Gầu Tào của người Mông tổ chức ở đâu? Vào thời gian nào?

Lễ hội Gầu Tào là lễ hội truyền thống của người Mông và thường được tổ chức từ ngày 2 đến ngày 4 Tết Âm lịch. Ngày đầu năm là ngày thìn (rồng), theo quan niệm rất phù hợp để cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Vì lễ hội Gầu Tào là lễ hội của người Mông nên chúng sẽ được tổ chức ở một số khu vực có người Mông sinh sống như: Mường Khương, San Sả Hồ (Sa Pa, Lào Cai), Phong Liên (Bảo Thắng, Lào Cai),...

Nguồn gốc của Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là lễ hội lớn nhất trong năm của người Mông và được tổ chức để cầu cho mưa thuận, gió hòa, bình an đến với nhân dân. Trong tiếng Mông “Gầu Tào” chính là hội chơi núi mùa xuân. Vậy lễ hội này có nguồn gốc từ đâu?

Theo truyền thuyết, có một cặp vợ chồng người Mông lấy nhau đã lâu nhưng mãi không có con cái. Và để cầu con, người chồng đã lên một quả đồi để xin thần đồi phù hộ cho gia đình sinh được con trai. Người chồng này đã hứa nếu sinh được con như ý nguyện sẽ tổ chức lễ hội Gầu Tào trong 3 năm hoặc 5 năm để mời anh em, họ hàng và cả người dân trong làng Mông đến dự để cảm tạ thần linh. Sau đó, người vợ có thai và người chồng đã thực hiện tổ chức lễ hội như lời nguyện ước. 

Chính vì thế, nguồn gốc lễ hội Gầu Tào ban đầu cũng gắn liền với việc cầu tự, cầu con trong một gia đình nhỏ. Tuy là một lễ hội độc đáo, tuy nhiên, ban đầu chúng chỉ được tổ chức ở các gia đình giàu hoặc một bộ phận người Mông ở dãy núi Hoàng Liên Sơn vào dịp đầu năm. 

Nhiều năm trở lại đây, lễ hội Gầu Tào trở nên phổ biến và được tổ chức ở các làng khác có người Mông sinh sống như ở Pha Long, San Sả Hồ, Phong Liên,... như một ngày hội để vui chơi, cảm tạ thần linh, cầu mong cho gia đình ấm no, hạnh phúc. 

Hiện nay, lễ hội Gầu Tào đã được cộng đồng và chính quyền địa phương quan tâm, biến thành lễ hội cộng đồng không thể thiếu của người Mông. Nhờ việc nâng tầm thành lễ hội và tổ chức với quy mô lớn đã khiến lễ hội Gầu Tào thu hút nhiều du khách ghé thăm và khám phá. 

Nét đặc trưng lễ hội Gầu Tào của người Mông

Nét đặc trưng lễ hội Gầu Tào của người Mông

Tại lễ hội Gầu Tào của người Mông, cây nêu chính là biểu tượng thiêng liêng nhất. Trước khi tổ chức lễ hội, người dân sẽ cẩn thận lựa chọn những cây nêu tốt nhất, không bị đổ, thẳng, không bị sâu bệnh. Để chặt cây là biểu tượng cho lễ hội, chủ nhà phải khấn xin các vị thần để chặt cây mới được chặt. Cây nêu sẽ được đặt hướng về phía đông là hướng mặt trời mặt để cầu tự và cầu cho mùa màng bội thu, bình an cho người dân.

Tương tự như các lễ hội khác như lễ hội cầu an Bản Mường, lễ hội Chùa Thầy,... lễ hội Gầu Tào cũng bao gồm phần lễ và phần hội với nhiều hoạt động sôi nổi như: 

  • Phần lễ của lễ hội Gầu Tào của người Mông: Người dân sẽ chọn ngày đẹp để dựng cây nêu - Biểu tượng của lễ hội. Địa điểm dựng cây nêu cũng chính là địa điểm tổ chức lễ hội. Tại ngày diễn ra lễ hội, ban tổ chức sẽ thực hiện nghi lễ cúng khai hội, hát lý mở màn, múa nhạc cụ truyền thống của người Mông. 

  • Phần hội của lễ hội Gầu Tào: Đây là nơi diễn ra các trò chơi độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa như: Thi văn nghệ, thi nấu thắng cố, thi giã bánh giầy, thi bịt mắt bắt vịt,...

Lễ hội Gầu Tào trong ngày tết của người Mông có ý nghĩa gì?

Ban đầu, Lễ hội Gầu Tào có ý nghĩa là lễ cầu tự, cảm ơn thần linh đã ban con cái cho nhân dân. Sau này, đây trở thành lễ hội truyền thống của đồng bào người Mông trên khắp cả nước. Cứ mỗi dịp xuân về, người Mông tại các địa phương lại tụ tập về để cầu cho mùa màng bội thu, sức khỏe và bình an.

Bên cạnh việc cầu nguyện, lễ hội Gầu Tào còn là dịp để người Mông đoàn tụ, gắn bó với nhau. Tại lễ hội, bên cạnh người Mông còn có sự xuất hiện của các du khách từ các dân tộc khác nhau. Đây là dịp để giao lưu văn hóa, tạo gắn kết giữa các dân tộc khác nhau trên khắp cả nước. 

Qua các hoạt động vui tươi, người tham gia lễ hội sẽ thêm hiểu biết và gắn bó với một nét văn hóa độc đáo của dân tộc. Từ đó, góp phần nâng cao trách nhiệm trong việc quảng bá, tuyên truyền và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. 

Các hình ảnh của lễ hội Gầu Tào của người Mông

Nét đặc trưng lễ hội Gầu Tào của người Mông

Nét đặc trưng lễ hội Gầu Tào của người Mông

Nét đặc trưng lễ hội Gầu Tào của người Mông

Nét đặc trưng lễ hội Gầu Tào của người Mông

Nét đặc trưng lễ hội Gầu Tào của người Mông

 

Nét đặc trưng lễ hội Gầu Tào của người Mông

Nét đặc trưng lễ hội Gầu Tào của người Mông

Nét đặc trưng lễ hội Gầu Tào của người Mông

Nét đặc trưng lễ hội Gầu Tào của người Mông

Đến với lễ hội Gầu Tào, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với nền văn hóa truyền thống Mông với nét đẹp trữ tình, ấm cúng. Mùa xuân tới, bạn đã sẵn sàng cùng Lộ Trình Xanh ghé đến các bản làng của người Mông và hòa mình vào lễ hội văn hóa đặc sắc chưa?