Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Khám phá lễ hội cầu an Bản Mường của người dân vùng Tây Bắc

Ngày 08/02/2023, đăng bởi Quản trị viên, 257 lượt xem

Lễ hội cầu an Bản Mường là một sự kiện quan trọng, rất có ý nghĩa với dân tộc Thái ở vùng núi Tây Bắc. Lễ hội này đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống đã và đang được giữ gìn và phát huy. Để tìm hiểu kỹ hơn về lễ hội mời các bạn theo dõi bài viết sau đây của Lộ Trình Xanh

Khám phá lễ hội cầu an Bản Mường của người dân vùng Tây Bắc

Tìm hiểu lễ hội cầu an Bản Mường 

Lễ hội cầu an Bản Mường là gì? 

Lễ hội cầu an Bản Mường là một trong những nghi lễ truyền thống của người dân tộc Thái tại vùng núi Tây Bắc. Lễ hội này gắn liền với tục lệ giết trâu, hiền cầu và cảm tạ các vị thần. Điều này được thể hiện qua tiếng sấm, tức lời phán quyết của vua trời, qua hình tượng thủy thần, thuồng luồng… 

Lễ hội cầu an Bản Mường được tổ chức rất long trọng với sự tham gia của đông đảo đồng bào ở địa phương và du khách thập phương. Lễ hội liên quan đến đời sống vật chất, văn hóa tâm linh. Nó còn liên quan đến sức khỏe, mùa màng, công việc làm ăn trong năm của người dân. 

Lễ hội cầu an Bản Mường tổ chức ở đâu? Diễn ra khi nào?

Lễ hội cầu an Bản Mường được tổ chức tại một bãi đất rộng của các tỉnh vùng núi Tây Bắc. Địa điểm tổ chức có nguồn nước hoặc ở bìa rừng nơi có nhiều cây cối xanh tươi. Lễ hội thường được tổ chức vào cuối tháng Giêng, đầu tháng hai âm lịch hàng năm. 

Ý nghĩa lễ hội cầu an Bản Mường 

Một điều không thể chối cãi rằng, dường như bất kể lễ hội nào diễn ra ở Việt Nam đều mang những ý nghĩa sâu sắc. Lễ hội cầu an Bản Mường cũng không ngoại lệ! Lễ hội này diễn ra với ý nghĩa bộc lộ khát vọng cầu an cho cuộc sống của người dân.

Nó thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa thần và người, đồng thời biểu hiện khát vọng sinh sôi qua lời cầu khẩn của con người về mùa màng bội thu, gia súc & gia cầm sinh sôi, phát triển tốt.

Ngoài ra, hội cầu an Bản Mường còn thể hiện lòng biết ơn của con người với thần linh, tạ ơn các Ngài đã phù hộ cho dân làng có một cuộc sống bình an, hạnh phúc, mùa màng bội thu đem đến sự no ấm cho tất cả mọi người. 

Nghi thức lễ hội cầu an Bản Mường

Khám phá lễ hội cầu an Bản Mường của người dân vùng Tây Bắc

Nghi thức lễ hội cầu an Bản Mường gồm có phần lễ và phần hội. Trong đó:

Phần lễ

Nơi tổ chức Lễ hội

Lễ hội cầu an Bản Mường được tổ chức tại khu đất rộng, nơi có nguồn nước trong lành. Lễ hội kéo dài từ 2 hoặc 3 ngày.

Riêng ở Mộc Châu, lễ hội được tiến hành long trọng ở đầu nguồn nước của một bản. Nơi thường được chọn là bản Mòn - khu vực này có nguồn nước thiêng, là nơi thần thuồng luồng cư ngụ. 

Còn ở Mai Châu, lễ hội cầu an Bản Mường thường tổ chức ở bãi rộng gần đình. Ngoài ra, có nơi người ta tổ chức lễ ở các miếu thờ thổ công, thổ địa của bản hoặc ở vườn hay ở đầu ruộng… 

Nghi lễ cúng

Nghi lễ cúng cũng khá cầu kỳ, người dân chủ yếu là hiến sinh trâu. Thường là một cặp trâu đực to, trắng - đen và nhiều nơi còn có cúng cả gà, lợn… Điều đặc biệt là người Thái hiến tế cặp trâu từ mười tuổi trở lên, trong đó, con trâu trắng chính là vật thiêng để tế thần linh. 

Mâm cỗ cúng gồm những gì?

Khám phá lễ hội cầu an Bản Mường của người dân vùng Tây Bắc

Mâm cúng trong lễ cầu an Bản Mường phải đầy đủ các bộ phận của con trâu và lợn để hiến tế. Những mâm còn lại của các bản, ngoài thịt trâu thì còn phải có gà vịt, lợn, cơm, rượu… đặt ở hai bên mâm cúng chính, dành để cúng các vị thần khác. 

Nghi thức cúng 

Khi bắt đầu buổi lễ, mo Mường sẽ quỳ trước các mâm cỗ, các a nha ở phía sau và các con dân khác quỳ xung quanh hành lễ. Khi đã ổn định vị trí, không khí lúc này rất trang nghiêm; mo Mường tiến hành đọc bài cúng mời tổ tiên, thần đất, chủ nguồn nước, thổ công thổ địa… về nhận lễ vật. 

Sau đó, mo Mường và a nha làm phép ở các mâm cỗ. Với mỗi mâm, các ông ăn một miếng thịt, uống một hớp rượu rồi kế đến là cả bản ăn uống trò chuyện vui vẻ cùng nhau. Đặc biệt, trong buổi lễ, dân bản phải ăn hết các mâm đồ ăn, không được bỏ thừa hoặc đem về. 

Phần hội

Khám phá lễ hội cầu an Bản Mường của người dân vùng Tây Bắc

Đến phần hội, dân làng sẽ tổ chức các hoạt động như: trò chơi, văn nghệ, thể thao… đậm chất vùng núi Tây Bắc. Tất cả nam nữ, già trẻ đều có thể tham gia cùng những tiếng chiêng, tiếng trống vô cùng náo nhiệt. 

Những hình ảnh về lễ hội cầu an Bản Mường

Khám phá lễ hội cầu an Bản Mường của người dân vùng Tây Bắc

Khám phá lễ hội cầu an Bản Mường của người dân vùng Tây Bắc

Khám phá lễ hội cầu an Bản Mường của người dân vùng Tây Bắc

Khám phá lễ hội cầu an Bản Mường của người dân vùng Tây Bắc

Khám phá lễ hội cầu an Bản Mường của người dân vùng Tây Bắc

Khám phá lễ hội cầu an Bản Mường của người dân vùng Tây Bắc

Khám phá lễ hội cầu an Bản Mường của người dân vùng Tây Bắc

Khám phá lễ hội cầu an Bản Mường của người dân vùng Tây Bắc

Lễ hội cầu an Bản Mường không chỉ là nét đẹp văn hóa của người dân tộc Thái mà còn là niềm tự hào của cả người Việt. Lễ hội vừa thể hiện niềm tin vào tâm linh vừa thể hiện tinh thần tập thể, sức mạnh của con người. Nó giúp những cá thể gắn kết lại gần nhau, thắt chặt mối quan hệ giữa người với người.