Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Trải nghiệm lễ hội mừng cơm mới của đồng bào ở Tây Nguyên

Ngày 25/02/2023, đăng bởi Quản trị viên, 343 lượt xem

Lễ hội mừng cơm mới là một trong những dấu ấn đặc sắc khi bạn có cơ hội đặt chân đến vùng đất Tây Nguyên đại ngàn. Hãy thử một lần trải nghiệm cảm giác hòa mình vào lễ hội để cảm nhận được những nét đẹp văn hóa của người đồng bào ở Tây Nguyên. Cùng Lộ Trình Xanh “dạo” một vòng lễ hội mừng cơm mới thông qua bài viết dưới đây nhé! 

Trải nghiệm lễ hội mừng cơm mới của đồng bào ở Tây Nguyên

Nguồn gốc lễ hội mừng cơm mới

Lễ cúng cơm mới của đồng bào ở Tây Nguyên có từ thời xa xưa. Thuở ấy, sau mỗi vụ mùa, người đồng bào Tây Nguyên lại tổ chức ăn mừng lúa mới và nấu những bữa cơm ngon từ hạt thóc vừa thu hoạch. Cứ như vậy truyền từ đời này đến đời khác, đến này nay nó trở thành lễ hội mừng cơm mới với nhiều màu sắc văn hóa truyền thống thú vị.

Được biết lễ hội mừng cơm mới còn được nhiều dân tộc khác tổ chức hàng năm với các hoạt động khác nhau, nhưng lễ hội mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Tây Nguyên vẫn thu hút được nhiều người tham gia bởi sự đặc sắc, hấp dẫn.

Tìm hiểu lễ hội mừng cơm mới truyền thống

Tổ chức lễ hội mừng cơm mới

Điểm đặc sắc của lễ hội mừng cơm mới chính là tổ chức từ nhà này sang nhà khác chứ không tập trung ở một địa điểm nhất định. Vậy nên, trước khi lễ hội diễn ra, các gia đình trong buôn sẽ gặp gỡ để sắp xếp trước cho việc tổ chức lễ hội được suôn sẻ nhất. 

Quy mô tổ chức lễ hội của mỗi gia đình sẽ phù thuộc vào điều kiện kinh tế và lượng lúa gạo thu hoạch được của từng nhà. Những gia đình khá giả, bội thu lễ hội được tổ chức lớn với nhiều tiết mục vui chơi, giải trí và có thể kéo dài nhiều ngày. Ngược lại các gia đình khó khăn, lễ hội được tổ chức đơn giản, tiết kiệm hơn rất nhiều.

Trải nghiệm lễ hội mừng cơm mới của đồng bào ở Tây Nguyên

Ý nghĩa lễ hội mừng cơm mới

Lễ hội mừng cơm mới là dịp để người đồng bào ở Tây Nguyên cúng các vị thần linh, hồn lúa, tổ tiên nhằm thể hiện lòng thành kính, biết ơn đã ban cho người dân mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Không chỉ vậy, lễ hội mừng cơm mới còn tạo điều kiện để người dân được quây quần, vui chơi, hát múa sau khoảng thời gian làm lụng vất vả.

Lễ hội mừng cơm mới của một số dân tộc ở Tây Nguyên

Do sự thay đổi của các yếu tố thời đại, một số dân tộc ở Tây Nguyên có sự thay đổi về tập tục trong việc tổ chức lễ hội mừng cơm mới tạo nên những màu sắc rất riêng. Dưới đây là lễ mừng cơm mới của một số dân tộc ở Tây Nguyên:

Lễ hội mừng cơm mới của người Xơ Đăng

Lễ hội mừng cơm mới là lễ hội lớn nhất trong năm của người đồng bào Xơ Đăng. Cộng đồng người Xơ Đăng thường tổ chức lễ hội trong 3 ngày và đậm màu sắc tâm linh. 

Trước kia, lễ hội mừng cơm mới của người Xơ Đăng được tổ chức riêng ở từng gia đình. Nhưng ngày nay, người Xơ Đăng tổ chức lễ hội chung cho cả cộng đồng. 

Theo đó, trước khi diễn ra lễ hội, những già làng họp tại Nhà Rông để bàn bạc về thời gian tổ chức cũng như phân công công việc rõ ràng cho từng người từng nhà. Những công việc được phân công gồm: mổ trâu, bò, đốn củi, mài dao, hát múa,…

Khi lễ hội bắt đầu, già làng là người đứng ra thay mặt buôn làng cúng bái thần linh. Tại đây già làng sẽ thể hiện lòng thành kính, biết ơn thần linh vì đã phù hộ cho vụ mùa bội thu. Bên cạnh đó, già làng cũng cầu xin thần linh tiếp tục bảo hộ cho 1 năm mưa thuận gió hòa, vụ sau sẽ may mắn, bội thu hơn vụ trước.

Trải nghiệm lễ hội mừng cơm mới của đồng bào ở Tây Nguyên

Sau khi hoàn thành nghi lễ cúng tế thần linh, già làng sẽ vung vãi cơm ở xung quanh nhà của từng người với ngụ ý năm sau lúa thóc càng ngập tràn, dư dả hơn. 

Trải nghiệm lễ hội mừng cơm mới của đồng bào ở Tây Nguyên

Cuối cùng, dân làng quây quần bên nhau ở nhà Rông để thưởng thức những ché rượu cần ấm nóng, những miếng thịt nướng giòn tan, những thanh cơm lam nóng hổi và hòa mình vào bầu không khí vui nhộn của tiếng cồng chiêng, hát múa. Đặc biệt, trong thực đơn của người Xơ Đăng sẽ không thể thiếu món chuột đồng với mong muốn tiêu diệt con vật phá hoại mùa màng. 

Trải nghiệm lễ hội mừng cơm mới của đồng bào ở Tây Nguyên

Lễ hội mừng cơm mới của người J’rai và Bahnar

Lễ hội mừng cơm mới của người J’rai và Bahnar kéo dài từ tháng 11 dương lịch cho đến tháng giêng năm sau. Đây là khoảng thời gian có thời tiết chưa thuận lợi cho việc gieo cấy vụ mới nên bà con nghỉ ngơi và tổ chức lễ hội. 

Lễ hội mừng cơm mới của đồng bào J’rai và Bahnar vẫn được diễn ra ở từng nhà theo phong tục truyền thống. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mâm cúng sẽ có thịt heo, gà, dê. 

Trải nghiệm lễ hội mừng cơm mới của đồng bào ở Tây Nguyên

Thứ tự tổ chức lễ hội cơm mới của mỗi gia đình phụ thuộc vào thời gian hoàn thành việc phơi lúa thóc. Vậy nên có trường hợp cùng thời điểm, có nhiều gia đình cùng tổ chức lễ. Tuy vậy, người đồng bào J’rai và Bahnar vẫn sẽ cố gắng để tham dự lễ của nhau, mỗi ngày ghé lại 1 chút để làm vài ly. 

Trải nghiệm lễ hội mừng cơm mới của đồng bào ở Tây Nguyên

Lễ mừng cơm mới của người Êđê

Người đồng bào Êđê vẫn tổ chức lễ hội mừng cơm mới theo phong tục truyền thống, tức tổ chức tại mỗi gia đình trong buôn. Lúc này, người phụ nữ sẽ lo việc nấu nướng bếp núc của từng nhà, còn đàn ông sẽ tụ lại để giết mổ gà heo. Rồi sau đó, họ lại lần lượt đến từng nhà làm lễ cúng và ăn uống.

Trải nghiệm lễ hội mừng cơm mới của đồng bào ở Tây Nguyên

Nhờ lễ hội mừng cơm mới mà tình hữu nghị, đoàn kết của đồng bào dân tộc Êđê lại càng bền chặt hơn. Đồng thời, nhờ lễ hội mừng cơm mới mà nhiều nam thanh nữ tú có dịp gặp gỡ tìm hiểu nhau tạo nên những mối lương duyên đẹp. 

Bài viết mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về lễ hội mừng cơm mới của đồng bào Tây Nguyên. Nếu có cơ hội trải nghiệm thực tế, tin chắc rằng bạn sẽ thực sự yêu thích bầu không khí của lễ hội này.