Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Lễ hội Gò Đống Đa - tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của dân tộc

Ngày 27/02/2023, đăng bởi Quản trị viên, 1041 lượt xem

Hàng năm, vào ngày mùng 5 Tết Nguyên Đán, tại gò Đống Đa (Đống Đa, Hà Nội) diễn ra lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức với quy mô lớn với sự tham gia của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân. Lễ hội là dịp tưởng nhớ công ơn đánh giặc cứu nước của vua Quang Trung. Lộ Trình Xanh mời bạn theo chân chúng tôi tìm hiểu chi tiết về đại lễ này!

Lễ hội Gò Đống Đa - tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của dân tộc

Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức ở đâu? Khi nào?

Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức vào ngày mùng 5 Tết Âm lịch hằng năm. Đây là đại lễ lớn nơi tưởng nhớ, tái hiện chiến công oanh liệt của Nghĩa quân Tây Sơn và vua Quang Trung trong trận đánh với quân Thanh xâm lược. Lễ hội được tổ chức tại gò Đống Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội với nhiều trò chơi, buổi biểu diễn đặc sắc, hoành tráng. 

Lễ hội Gò Đống Đa - tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của dân tộc

Nguồn gốc của Lễ hội Gò Đống Đa

Lễ hội Gò Đống Đa được tổ chức tại Gò Đống Đa - Nơi chứng kiến trận Ngọc Hồi - Đống Đa đẫm máu. Tại đây, Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ đã lãnh đạo quân và dân ta đánh tan quân Mãn Thanh xâm lăng vào ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789). 

Quang Trung - Nguyễn Huệ được đánh giá là nhà quân sự thiên tài của đất nước. Ông từng là người chỉ huy nghĩa quân đánh thắng quân Xiêm xâm lược và lần nữa lập chiến công tại trận Ngọc Hồi lịch sử.

Vào đêm mùng 4, rạng mùng 5 tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung hạ lệnh đánh vào đồn Ngọc Hồi ở Khương Thượng khiến cho Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, hệ thống đồn do Tôn Sĩ Nghị thiết lập đều bị quân Tây Sơn tiêu diệt. Từ đó, tạo nên một chiến tích lịch sử vẻ vang, giữ vững nền độc lập cho đất nước Đại Việt, chấm dứt kế hoạch xâm lược, mở rộng lãnh thổ của nhà Thanh. 

Để tưởng nhớ trận đánh lịch sử này và chiến công của vua Quang Trung đối với đất nước, lễ hội Gò Đống Đa trước đây được diễn ra ở 2 nơi là Gò Đống Đa và huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định (quê nhà của Vua Quang Trung). Ngày nay, lễ hội gò Đống Đa ở Hà Nội được xem là Quốc lễ với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân. 

Những hoạt động thú vị tại lễ hội Gò Đống Đa

Lễ hội Gò Đống Đa Hà Nội mang đến cho người tham gia nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau khi tận mắt chứng kiến phần lễ nghiêm trang và phần hội phía sau đặc sắc, ấn tượng. Cụ thể:

Phần lễ tại Lễ hội Gò Đống Đa

Để chuẩn bị cho lễ hội, Ban Tổ chức lễ hội đã tiến hành họp bàn, phân công cho các thành viên chuẩn bị những dụng cụ, chương trình từ trước tết để lễ hội diễn ra thành công nhất. Từ chiều ngày mùng 4 tết, vị Chủ tế của lễ hội sẽ chuẩn bị các đồ thờ cần thiết như Bát bửu, Kiệu, Lọng,.. để phục vụ cho lễ trước. Sau đó, chủ tế sẽ cùng Cụ Từ di chuyển đến chùa Bộc để rước tượng vua Quang Trung về địa điểm tổ chức lễ hội. 

Sáng sớm ngày mùng 5/01 âm lịch, người dân khắp nơi về kín Gò Đống Đa để dự hội. Đầu tiên, Ban Tổ chức sẽ tiến hành lễ tế, rước kiệu vua Quang Trung và hoàng hậu Ngọc Hân từ đình Khương Thượng đến Gò Đống Đa trong không khí uy nghiêm. Đi phía sau trong đám rước là biểu tượng Rồng Lửa và sẽ có hai thanh niên mặc trang phục giống nhau biểu diễn côn quyền tái hiện khí thế năm xưa của nghĩa quân Tây Sơn khi tiêu diệt kẻ thù. 

Tiếp theo đó là lễ dâng hoa, dâng hương và đọc diễn văn của các đại biểu là Lãnh đạo Trung ương và địa phương. Các cấp lãnh đạo sẽ đọc Chúc Văn để tưởng nhớ chiến công và tri ân vị anh hùng của dân tộc. 

Ngoài ra, trong phạm vi các nghi lễ tại Lễ hội Gò Đống Đa còn có Lễ cầu siêu được tổ chức vào chiều ngày 05/01 âm lịch. Nghi lễ này được tổ chức tại chùa Bộc với buổi chúng cháo để cầu siêu cho những người đã tử trận trong trận đánh năm xưa.

Phần hội tại Lễ hội Gò Đống Đa 

Bên cạnh phần nghi lễ nghiêm trang, tại lễ hội Gò Đống Đa cũng có những hoạt động của phần hội đặc sắc, vui nhộn. Đầu tiên là màn trống khai hội vang rền, và các tiết mục biểu diễn của các nghệ sĩ trong buổi biểu diễn.

Tiếp theo đó là các tiết mục múa lân, múa sư tử, đấu võ của các đoàn võ thuật. Tiếng trống rộn rã cũng những buổi biểu diễn tái hiện lại hình ảnh của các nghĩa quân Tây Sơn trong trận đánh cũng khiến người xem bồi hồi. 

Bên cạnh những tiết mục biểu diễn, tại lễ hội cũng tổ chức các trò chơi như đấu vật, chơi cờ, chọi gà, đánh đu,... vô cùng hấp dẫn, sôi động. 

Những hình ảnh của lễ hội Gò Đống Đa Hà Nội

Lễ hội Gò Đống Đa - tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của dân tộc

Lễ hội Gò Đống Đa - tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của dân tộc

Lễ hội Gò Đống Đa - tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của dân tộc

Lễ hội Gò Đống Đa - tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của dân tộc

Lễ hội Gò Đống Đa - tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của dân tộc

Lễ hội Gò Đống Đa - tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của dân tộc

Lễ hội Gò Đống Đa - tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của dân tộc

Lễ hội Gò Đống Đa - tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của dân tộc

Lễ hội Gò Đống Đa - tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của dân tộc

Lễ hội Gò Đống Đa - tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của dân tộc

Lễ hội Gò Đống Đa là một trong những đại lễ hoành tráng, công phu nhất mà thế hệ mai sau dùng để tưởng nhớ anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. Mùa xuân tới, bạn có muốn ghé đến Thủ Đô để hòa mình vào tiếng trống rộn vang, cờ hoa lộng lẫy của Lễ hội Gò Đống Đa này không?