Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Giáng Sinh

Ngày 26/02/2023, đăng bởi Quản trị viên, 219 lượt xem

Lễ Giáng Sinh hay lễ hội Giáng Sinh ngày nay đã trở nên vô cùng quen thuộc với người dân trên khắp thế giới. Thế nhưng không phải ai cũng biết được nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội này. Theo chân Lộ Trình Xanh để khám phá các nội dung này ở bài viết ngay sau đây!

Lễ Giáng Sinh được tổ chức ở đâu? Khi nào?

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Giáng Sinh

Lễ Giáng Sinh là lễ hội truyền thống của những người theo Thiên Chúa Giáo được diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới. Vào chiều tối ngày 24/12 dương lịch, các gia đình sẽ có bữa ăn tối quay quần bên nhau và trao quà cho nhau trong không khí giáng sinh. Lễ hội diễn ra chính thức vào sáng ngày 25/12 dương lịch, các gia đình theo đạo Thiên Chúa Giáo sẽ cùng nhau đến nhà thợ dự Thánh lễ. 

Nguồn gốc của Lễ Giáng Sinh

Lễ Giáng Sinh theo nguồn gốc được tổ chức vào ngày 24/12 dương lịch là người Chúa Giêsu sinh ra đời. Tuy nhiên, hiện nay ngày 25/12 mới là ngày chính thức diễn ra lễ hội này. Vậy vì đâu có sự khác biệt này? 

Theo quan điểm của tín hữu Kitô giáo, Chúa Giêsu được sinh ở xứ Judea nước Do Thái vào giữa năm 7 trước Công nguyên và năm 2. Theo lịch Do Thái, thời điểm bắt đầu một ngày là hoàng hôn chứ không phải nửa đêm. Vì thế, lễ hội Giáng Sinh đã được cử hành vào sáng ngày 25/12 dương lịch là phù hợp. 

Đối với nhiều giáo hội Chính Thống giáo Đông phương lại sử dụng Julius để định chi lễ Giáng Sinh nên tại đây sẽ tổ chức vào ngày 7/1 theo lịch Gregory.

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội Giáng Sinh

Ý nghĩa Lễ Giáng Sinh

Đối với các tín đồ theo đạo Thiên Chúa, lễ hội Giáng Sinh có ý nghĩa tôn giáo quan trọng, là ngày để tưởng nhớ ngày Đức Trinh Nữ Maria sinh hạ Chúa Giêsu. 

Theo đánh giá của các chuyên gia, ngày lễ Giáng Sinh hiện tại đã mang theo nét chủ nghĩa thương mại khi vào thế kỷ 19 khi các thương gia đã quảng bá ý tưởng tặng quà vào lễ giáng sinh. Chính vì thế, hiện nay, bên cạnh việc thực hiện các nghi lễ truyền thống tại nhà thờ, lễ hội Giáng Sinh còn là ngày để gia đình quay quần, sum họp và đoàn tụ và tặng quà cho nhau. 

Đối với những người không cùng tín ngưỡng Thiên Chúa cũng đón nhận ngày lễ theo hình thức sum họp gia đình hoặc bạn bè, treo cây thông noel,... Ngoài ra, lễ Giáng Sinh cũng là dịp để san sẻ tình thương của mọi người đến những người cô đơn, yếu thế, mang thông điệp sẻ chia, hòa bình. 

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội Giáng Sinh

Các biểu tượng của Lễ Giáng Sinh

Vào mỗi dịp diễn ra lễ hội Giáng Sinh, ở khắp mọi nơi xuất hiện nhiều biểu tượng tiêu biểu, quen thuộc như cây thông, ông già noel,... và những biểu tượng này đều mang những ý nghĩa rất riêng. Đó là: 

  • Hang đá và máng cỏ: Đây là các biểu tượng gắn với sự ra đời của chúa Chúa Giêsu. Tương truyền, ông được sinh ra ở một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ. Biểu tượng này để tưởng nhớ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi nhân loại mỗi mùa lễ hội đến.

  • Cây thông Noel: Theo quan niệm của người phương Tây, cây thông noel với sức sống mãnh liệt ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghĩa chính là biểu tượng cho sự phồn vinh, vĩnh cửu. Chúng được chọn là biểu tượng cho lễ Giáng Sinh vì trong trời đông vẫn luôn xanh tốt.

  • Ông già Noel: Ông là Thánh Nicholas - Người đã hiến cả cuộc đời của mình cho đạo Cơ Đốc. Ông có lòng yêu thương vô bờ bến với trẻ em. Vì thế, hình tượng ông già Noel mang quà đến cho trẻ em là thể hiện cho sự che chở, yêu thương.

  • Chiếc gậy kẹo: Vào năm 1800, một người làm kẹo ở Ấn Độ đã thực hiện ý tưởng biểu đạt ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh thông qua chiếc kẹo gậy màu trắng, đỏ. Chúng tượng trưng cho máu mà Chúa đã hy sinh cho loài người và chữ J của gậy chính là tên Chúa Jesus.

  • Tiếng chuông Thánh Đường: Trong văn hóa tại một số nước châu Âu, tiếng chuông Thành Đường báo hiệu cho các sự kiện lớn. Việc sử dụng tiếng chuông thánh đường có ý nghĩa chào mừng Chúa ra đời và Cứu thế giáng trần.

Các phong tục ăn mừng tại Lễ hội Giáng sinh

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Giáng Sinh

Hiện nay, phong tục ăn mừng ở lễ Giáng sinh ở các quốc gia khác sẽ có sự khác nhau do sự pha trộn của chủ nghĩa Kitô giáo. Tuy nhiên, một số phong tục truyền thống chung của lễ hội này phải kể đến như:

  • Tặng quà, trao thiệp chúng mừng Giáng sinh;

  • Hoàn thành vòng hoa Mùa Vọng; 

  • Mở nhạc và hát mừng Giáng sinh và hát mừng; 

  • Làm hang đá Giáng sinh;

  • Vở kịch Chúa giáng sinh;

  • Lễ thờ phượng; 

  • Trang trí cây thông, đèn, vòng hoa, cây tâm gửi,..

  • Sự xuất hiện của Ông già Noel, Cha Giáng sinh mang quà cho trẻ em…

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội Giáng Sinh

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội Giáng Sinh

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội Giáng Sinh

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Giáng Sinh

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Giáng Sinh

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Giáng Sinh

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Giáng Sinh

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Giáng Sinh

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Giáng Sinh

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Giáng Sinh

Tại Việt Nam, lễ Giáng sinh không phải lễ hội truyền thống nhưng đã được người dân tiếp nhận và hưởng ứng nhiệt tình. Không khí tổ chức lễ hội Giáng sinh được diễn ra ở khắp các tỉnh thành khác nhau trên cả nước. Hy vọng với những thông tin trên đây, Lộ Trình Xanh đã cung cấp cho bạn thêm thông tin thú vị về lễ hội này!