Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Vi phạm về đăng ký tàu thuyền trong lĩnh vực hàng hải xử phạt thế nào?

Ngày 21/05/2021, đăng bởi Quản trị viên, 821 lượt xem

Căn cứ Điều 40 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định xử phạt đối với các vi phạm quy định về đăng ký tàu thuyền trong lĩnh vực hàng hải cụ thể như sau:

Thứ nhất, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

– Đăng ký tàu thuyền không đúng thời hạn theo quy định;

– Thiếu một trong các loại giấy chứng nhận, tài liệu của tàu thuyền hoặc một trong các loại giấy chứng nhận, tài liệu đó hết giá trị sử dụng.

Thứ hai, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

– Khai thác tàu thuyền khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền;

– Không thực hiện đăng ký thay đổi chủ tàu thuyền theo quy định khi tàu thuyền đã được mua, bán, chuyển quyền sở hữu;

– Không thực hiện đăng ký thay đổi theo quy định khi tàu thuyền có sự thay đổi tên tàu, địa chỉ chủ tàu, thông số kỹ thuật, công dụng của tàu thuyền, tổ chức đăng kiểm tàu biển;

– Không thực hiện xóa đăng ký tàu theo quy định.

Vi phạm về đăng ký tàu thuyền trong lĩnh vực hàng hải xử phạt thế nào?

Thứ ba, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

– Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn một trong các giấy chứng nhận của tàu thuyền;

– Sử dụng một trong các giấy chứng nhận của tàu thuyền khác, giấy chứng nhận bị tẩy xóa, sửa chữa sai lệch nội dung hoặc giấy chứng nhận giả;

– Cố tình khai báo sai lệnh thông tin; sử dụng giấy tờ tẩy xóa, sửa chữa, giả mạo trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận của tàu thuyền.

Thứ tư, đối với hành vi không có hoặc có giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính đối với tàu thuyền chở khách, chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác nhưng đã hết hạn sử dụng theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách dưới 50 người; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích dưới 200 GT;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách từ 50 người đến dưới 100 người; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách từ 100 người đến dưới 300 người; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;

– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách từ 300 người trở lên; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.

Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 40 Nghị định 142/2017/NĐ-CP .

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc làm thủ tục xóa đăng ký tàu theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều 40 Nghị định 142/2017/NĐ-CP .

Như vậy, vi phạm quy định về đăng ký tàu thuyền trong lĩnh vực hàng hải tùy mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính quy định tại Điều 40 Nghị định 142/2017/NĐ-CP như đã phân tích ở trên.

Căn cứ pháp lý

Điều 40 Nghị định 142/2017/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải;

 


Danh mục


Quan tâm nhiều