Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Buông thả 2 tay khi đi xe đạp có bị xử phạt hay không?

Ngày 06/05/2021, đăng bởi Quản trị viên, 229 lượt xem

Việc điều khiển xe đạp, xe gắn máy luôn đòi hỏi những người có tay lái vững vàng để hạn chế tối đa nguy cơ gây ra tai nạn. Tuy nhiên, vì chủ quan cũng như vì muốn thể hiện mà nhiều thành phần tham gia giao thông lại buông hai tay khi điều khiển xe, gây lo ngại cho người đi đường khác cũng như cho chính bạn bè người thân của họ.

1. Xử phạt lỗi buông cả hai tay khi điều khiển xe máy

Người điều khiển xe máy và các loại xe khác tương tự như xe gắn máy không được phép buông hai tay khi điều khiển xe.

Đây là quy định được pháp luật ghi nhận tại điểm đ Khoản 3 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Như vậy, nếu người lái xe máy mà buông cả hai tay khi đi đường thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khác mà buông hai tay khi đang tham gia giao thông đường bộ thì sẽ bị xử phạt với mức phạt được quy định tại điểm a Khoản 8Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

(i) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;”

Buông thả 2 tay khi đi xe đạp có bị xử phạt hay không?

 

Ngoài ra, điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP còn quy định thêm về hình thức xử phạt bổ sung trong trường hợp này đó là:

(i) Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;

Như vậy, người tham gia giao thông mà buông cả hai tay khi điều khiển xe máy thì sẽ bị áp dụng các hình thức xử lý như sau:

(i) Bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng;

(ii) Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện.

2. Buông cả hai tay khi điều khiển xe đạp, xe đạp máy bị xử lý như thế nào?

Tương tự như xe máy, việc người điều khiển xe đạp, xe đạp máy mà lại buông hai tay khi đang tham gia giao thông thì cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Trong trường hợp này, điểm a Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Buông thả 2 tay khi đi xe đạp có bị xử phạt hay không?

 

(i) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;”

Như vậy, hành vi buông cả hai tay khi điều khiển xe đạp, xe đạp máy sẽ bị xử lý bằng hình thức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.