Cảnh sát cơ động có được quyền tạm giữ xe không?
1. Thẩm quyền xử phạt giao thông của cảnh sát cơ động
Theo điều 7 Pháp lệnh số 08/2013/UBTVQH13, cảnh sát cơ động có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, theo điều 7 pháp lệnh 08, CSCĐ có quyền xử phạt giao thông trong phạm vi chức năng quyền hạn của mình.
2. Cảnh sát cơ động được bắt những lỗi vi phạm nào?
Mặc dù pháp luật trao quyền xử phạt giao thông cho CSCĐ nhưng CSCĐ không có chức năng chuyên trách trong đảm bảo an toàn giao thông như CSGT, do đó CSCĐ không được xử phạt mọi lỗi vi phạm giao thông mà chỉ được xử phạt các lỗ mà pháp luật quy định.
Cụ thể, Điều 74 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định Cảnh sát cơ động có quyền xử phạt các lỗi giao thông sau:
“Cảnh sát cơ động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 4; điểm b, điểm c, điểm h khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm c khoản 8; khoản 9; khoản 10 Điều 5; ….”
3. Cảnh sát cơ động có được tạm giữ xe không?
Tạm giữ xe (Tạm giữ phương tiện) là một “hình phạt” được quy định tại VBHN số 09/VBHN-VPQH. Điều 125 VBHN số 09/VBHN-VPQH quy định: “Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.”
Như vậy, những người được quy định tại Chương II Phần thứ hai của VBHN số 09 là những người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện.
Chương II Phần thứ hai của VBHN số 09 không có quy định về chủ thể là cảnh sát cơ động, điều đó có nghĩa là cảnh sát cơ động không có quyền tạm giữ phương tiện
Vì vậy, theo Điều 125 VBHN số 09, cảnh sát cơ động không có quyền tạm giữ xe.
4. Bị CSCĐ tạm giữ xe thì xử lý như thế nào?
CSCĐ không có quyền tạm giữ phương tiện, nên nếu bạn bị CSCĐ tạm giữ xe thì bạn đã bị áp dụng biện pháp xử phạt sai thẩm quyền.
Bạn có thể khiếu nại (Khiếu nại bằng lời hoặc làm đơn khiếu nại) đến cơ quan nơi chiến sỹ CSCĐ vi phạm đang làm việc.