Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Đi xe không chính chủ phạt bao nhiêu?

Ngày 20/04/2021, đăng bởi Quản trị viên, 185 lượt xem

Việt Nam là đất nước đang phát triển và phương tiện giao thông phổ biến được người dân sử dụng là xe mô tô, xe gắn máy. Theo thống kê tính đến nay số lượng môtô, xe máy đã đăng ký ở Việt Nam ước tính trên 42 triệu chiếc. Tuy nhiên thực tế cho thấy tình trạng giấy đăng kí xe không mang tên người sở hữu đang rất phổ biến bởi người dân khi mua xe hoặc được tặng cho, thừa kế xe từ người khác thường giữ luôn giấy đăng kí xe mang tên chủ sở hữu xe mà không đi thực hiện thủ tục sang tên mình.Vậy đi xe không chính chủ có bị phạt tiền không?

1. Hành vi vi phạm “xe không chính chủ” là gì?

Theo quy định tại Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn hiện hành, không có quy định như thế nào là hành vi vi phạm “xe không chính chủ” (hay còn gọi là lỗi xe không chính chủ). Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có thể hiểu lỗi “xe không chính chủ” là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô. 
Quy định này đã có từ ngày 01/8/2016 (ngày Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực). Nghị định 100/2019/NĐ-CP mới ban hành thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP tiếp tục kế thừa nội dung này nhưng nâng mức tiền xử phạt lên cao hơn.

Đi xe không chính chủ phạt bao nhiêu?

2. Mức phạt đối với lỗi vi phạm “đi xe không chính chủ”

Điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, quy định xử phạt đối với hành vi “xe không chính chủ” (tức là hành vi không đăng ký sang tên xe) như sau: 

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô. 

Đi xe không chính chủ phạt bao nhiêu?

3. Đi xe mượn có bị phạt không?

Theo quy định nêu trên, việc xử phạt đối với hành vi “xe không chính chủ” chỉ áp dụng đối với người điều khiển phương tiện là chủ xe mô tô, xe máy, xe ô tô và các loại xe tương tự, tức phải là chủ sở hữu của phương tiện.
Chủ phương tiện mô tô, ô tô và các loại xe tương tự khi có phát sinh giao dịch như mua bán, tặng cho, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản mà không thực hiện việc đăng ký sang tên xe trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe thì sẽ bị phạt tiền. 

Đi xe không chính chủ phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ sở hữu phương tiện là người có 03 quyền sau: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Như vậy, đối với người điều khiển phương tiện không đủ 3 quyền trên, tức là không phải chủ sở hữu phương tiện thì không thuộc phạm vi điều chỉnh, không phải là đối tượng xử lý của các điều khoản trên. Điều đó có nghĩa, những trường hợp người điều khiển phương tiện đi xe mượn, xe thuê hoặc đi chung xe với người thân trong gia đình để tham gia giao thông sẽ không bị xem xét, xử lý về hành vi “xe không chính chủ”. 
Tóm lại, quy định về xử phạt lỗi “xe không chính chủ” tại Nghị định 100 chỉ áp dụng đối với chủ chủ xe mô tô, xe máy, xe ô tô và các loại xe tương tự, tức phải là chủ sở hữu của phương tiện, những người không phải là chủ sở hữu phương tiện thì không thuộc phạm vi điều chỉnh, không phải là đối tượng xử lý của quy định này.