Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Hướng dẫn giải sa hình Luật Giao thông đường bộ.

Ngày 20/04/2021, đăng bởi Quản trị viên, 183 lượt xem

Để giải sa hình Luật giao thông đường bộ nhằm giúp ôn tập lý thuyết Luật Giao thông đường bộ (phần sa hình), Để giải sa hình giải Sa hình Luật Giao thông đường bộ, các bạn cần phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

1. Các xe đã vào giao lộ

Các xe được coi là vào giao lộ khi bánh trước đã vượt qua vạch trắng của người đi bộ ngang đường, dù trong bất kì hoàn cảnh nào thì phương tiện đã vô giao lộ đều được ưu tiên đi trước nhất.
Ví dụ tại sa hình bên dưới mặc dù có xe cứu thương nhưng xe lam đã qua giao lộ, nên xe lam vẫn được ưu tiên đi trước.

Hướng dẫn giải sa hình Luật Giao thông đường bộ.

 

2. Xe ưu tiên

Thứ tự các xe ưu tiên như sau: Cứu Hỏa -> Quân Sự -> Công An -> Cứu Thương
Mẹo để nhớ thứ tự: Sự an toàn của một đất nước (xe Quân sự) hoặc sự an toàn, ổn định của một tập thể, một khu vực (Công an) được sắp trên sự mất mát, an toàn của một cá nhân (Cứu thương).

Hướng dẫn giải sa hình Luật Giao thông đường bộ.

 

Tại sa hình trên có 4 xe trong đó có 1 xe công an -> chắc chắn đây sẽ là xe được đi đầu tiên.
Ngoài 4 xe ưu tiên kể trên còn có các loại xe được ưu tiên khác như xe hộ đê, đoàn xe có cảnh sát dẫn đường, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật nhưng nhưng xe này ít xuất hiện trong các câu hỏi về Sa hình nên các bạn chỉ cần biết thêm.

3. Đường ưu tiên

Các xe nằm trên đường không ưu tiên phải nhường đường cho phương tiện nằm trên đường ưu tiên, và đặc biệt cần căn cứ vào biển báo “Giao nhau với đường ưu tiên”. Mọi xe khi phía trước mặt là tấm biển báo “hình tam giác ngược” thì đều nằm trên đường không ưu tiên.

Hướng dẫn giải sa hình Luật Giao thông đường bộ.

 

Trong sa hình này trước mặt xe con là một tấm biển báo hình tam giác ngược. Mặc dù không thể thấy nội dung bên trong nhưng ta khẳng định được nội dung của biển “Giao nhau với đường ưu tiên” -> xe ô tô con nằm trên đường không ưu tiên -> phải nhường cho xe mô tô.

4. Hướng không có xe

Vì Việt Nam di chuyển theo phía bên phải -> tay lái thuận (khác với vài nước đi về bên trái - tay lái nghịch như Nhật Bản, Anh…) nên quyền ưu tiên hướng không có xe được quy định như sau:
Tại ngã 4 giao lộ: Quyền ưu tiên thuộc về xe nào mà hướng đường bên TAY PHẢI không có xe.

Hướng dẫn giải sa hình Luật Giao thông đường bộ.

 

Ví dụ như sa hình trên do không có xe qua giao lộ, không có xe ưu tiên, không có đường ưu tiên nhưng hướng bên tay phải của xe mô tô không có xe nên được ưu tiên đi trước, sau đó tới xe lam và xe tải đi cuối cùng.
Tại vòng xoay, vòng xuyến: Quyền ưu tiên thuộc về xe nào mà hướng đường bên TAY TRÁI của nó trống, tức không có xe.
Ta có sa hình ví dụ như sau:

Hướng dẫn giải sa hình Luật Giao thông đường bộ.

 

5: Hướng rẽ ưu tiên

Xe rẽ phải đi đầu tiên, sau đó là xe đi thẳng và cuối cùng là xe rẽ bên trái

Hướng dẫn giải sa hình Luật Giao thông đường bộ.

Ví dụ tại sa hình trên, xe con rẽ phải đi đầu tiên, tiếp sau tới xe của bạn vì đi thẳng và cuối cùng là xe mô tô rẽ trái.
Lưu ý:
Các nguyên tắc giải sa hình đã được sắp xếp từ cao xuống thấp, nguyên tắc quan trọng, cần thiết được liệt kê phía trên và giảm dần về bên dưới, các nguyên tắc bên dưới chỉ sử dụng khi không thể sử dụng nguyên tắc bên trên mà thôi.
Ví dụ cách giải sa hình phối hợp nhiều nguyên tắc: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng nguyên tắc giao thông?

Hướng dẫn giải sa hình Luật Giao thông đường bộ.

 

Lần lượt trả lười được các câu hỏi tự đặt ra
1. Có xe vô giao lộ hay không? Không
2. Có xe ưu tiên hay không? Có -> vậy xe ưu tiên (công an) đi đầu tiên.
3. Có đường ưu tiên không? Có, vậy xe nào nằm trên đường ưu tiên đi tiếp sau - ở đây là xe tải.
4. Lưu ý là lúc này xe công an và xe tải đã đi rồi, chỉ còn xe khách và xe con, lúc này ta thấy nguyên tắc thứ 4: hướng phải của xe khách trống, vì thế xe khách đi trước xe con.
Vậy đáp án cho câu hỏi: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng nguyên tắc giao thông? là “ Xe công an, xe tải, xe khách, xe con”.