Mức phạt lỗi nồng độ cồn mới nhất đối với các phương tiện theo nghị định 100
Vi phạm nồng độ cồn là một trong những lỗi vi phạm luật giao thông bị xử lý khá nặng. Vậy cụ thể mức phạt cho từng loại phương tiện và từng mức nồng độ khác nhau là bao nhiêu. Hãy cùng xem chi tiết trong bài viết này nhé!
1. Mức phạt nồng độ cồn đối với xe ô tô
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy như sau:
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở | Mức phạt tiền | Hình thức xử phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Từ 06 - 08 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6) | Tước giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng. (Điểm e Khoản 11) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100ml máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Từ 16 - 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8) | Tước giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng. (Điểm g Khoản 11) |
Vượt quá 80 miligam/100ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Từ 30 - 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10) | Tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng. (Điểm h Khoản 11) |
2. Mức phạt nồng độ cồn xe máy
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức phạt nồng độ cồn xe máy như sau:
Nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở | Mức phạt tiền | Hình thức xử phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Từ 02 - 03 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6) | Tước giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100ml máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Từ 04 - 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7) | Tước giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng. (Điểm e Khoản 10) |
Vượt quá 80 miligam/100ml máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Từ 6 - 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8) | Tước giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng. (Điểm g Khoản 10) |
3. Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ xe?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 100 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì tất cả các trường hợp vi phạm nồng độ cồn đều sẽ bị tạm giữ xe và mức phạt cao nhất là tạm giữ 7 ngày.
4. Cách đo nồng độ cồn trong máu
Để đo nồng độ còn trong máu chính xác thì cần làm các xét nghiệm y tế cụ thể. Tuy nhiên, một con người khi uống rượu, có thể ước lượng một cách tương đối nồng độ cồn trong máu.
Cách tính này được nhà khoa học người Thụy Điển Eric P. Widmark đề xuất từ năm 1932, nhưng chỉ có tính chất tham khảo, công thức không cho ra con số chính xác nồng độ cồn trong máu.
Theo đó, muốn tính nồng độ cồn trong máu thì cần thực hiện 2 phép tính. Đầu tiên ta phải tính lượng rượu nguyên chất trong cơ thể theo công thức:
A = 0,79V.c:100
Trong đó V là thể tích rượu, c là nồng độ cồn.
Ví dụ, bạn uống 3 lon bia có thể tích khoảng 990ml với nồng độ cồn 5%. Như vậy lượng rượu nguyên chất trong cơ thể sẽ là: A = 0.79x990x5:100 = 39.105g
Tiếp theo chúng ta tính nồng độ cồn trong máu theo công thức sau:
M = 1,056A:(10W.r)
A: là lượng rượu nguyên chất
W: là cân nặng
r: là hằng số hấp thụ rượu (nam là 0.7, nữ là 0.6)
Ví dụ, một người đàn ông nặng 64kg, uống hết một chai vang 750mL có nồng độ cồn là 12%, thì khả năng nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu?
Cách tính được thực hiện qua hai bước.
Bước 1: Tính khối lượng rượi nguyên chất có trong chai vang theo công thức A = 0,79V.c:100 = 0,79x750x12:100 = 71g.
Bước 2: Sử dụng công thức Nồng độ cồn trong máu M = 1,056A:(10W.r)
để tính nồng độ cồn trong máu M = 1,056A:(10W.r) = 1,056×71:(10x64x0,7) = 0,167g/100ml
Hãy luôn nhớ "Đã uống rượu bia thì không lái xe" để đảm bảo an toàn cho bạn và người khác, đồng thời tránh được lỗi vi phạm nồn độ cồn nhé!