Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Phơi rơm, rạ trên đường bị phạt bao nhiêu?

Ngày 22/04/2021, đăng bởi Quản trị viên, 235 lượt xem

Tình trạng phơi rơm, rạ trên đường đang khá phổ biến. Hành vi này là vi phạm luật giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt theo quy định. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

1. Quy định của pháp luật về hành vi phơi rơm, rạ trên đường

Khoản 2 Điều 35 Luật đường bộ năm 2008 quy định về các hoạt động khác trên đường bộ, không được thực hiện những hành vi sau: Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ; Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ; Thả rông súc vật trên đường bộ; Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ; Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ; Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông; Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông; Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy; Hành vi khác gây cản trở giao thông.

Phơi rơm, rạ trên đường bị phạt bao nhiêu?

 

2. Mức xử phạt với hành vi phơi rơm, rạ trên đường

Điểm b Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về mức xử phạt đối với hàng vi bán hàng rong trên vỉa hè như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.

Như vậy hành vi phơi rơm, rạ trên đường có thể bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điểm a khoản 10 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP: buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ.