Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép bị phạt bao nhiêu?

Ngày 21/04/2021, đăng bởi Quản trị viên, 217 lượt xem

Hành vi sử dụng lòng đường, vỉa hè vượt quá diện tích cho phép có thể vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ.

1. Những trường hợp được sử dụng vỉa hè.

 

Nghị định số 100/2013/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông không được gây mất trật tự, an toàn giao thông. Và trong 5 trường hợp sau đây, hè phố sẽ được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông:

Thứ nhất, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày.

Thứ hai, tổ chức đám tang và điểm trông giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ.

Thứ ba, tổ chức đám cưới và điểm trông giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ.

Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép bị phạt bao nhiêu?

 

Thứ tư, điểm trông giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá thời gian tổ chức hoạt động văn hóa đó.

Thứ năm, điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình. Thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.

Nghị định cũng lưu ý, vị trí hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện: phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5m; hè phố có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.

2. Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo khoản 3 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép. Như vậy hành vi sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép làm nơi buôn bán là hành vi bị nghiêm cấm.

Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép bị phạt bao nhiêu?

 

Theo quy định hình thức xử phạt vi phạm hành chính cụ thể đối với cá nhân, tổ chức có các hành vi sau:

STT

Hành vi vi phạm

Nghị định 46/2016/NĐ-CP

1

Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe; trông, giữ xe.

Cá nhân: 500.000 đồng - 1.000.000 đồng

Tổ chức: 1.000.000 đồng - 2.000.000 đồng

2

Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe

Cá nhân: 2.000.000 đồng - 3.000.000 đồng

Tổ chức: 4.000.000 đồng - 6.000.000 đồng

3

Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2 làm nơi trông, giữ xe.

Cá nhân: 4.000.000 đồng - 6.000.000 đồng

Tổ chức: 8.000.000 đồng - 12.000.000 đồng

4

Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.

Cá nhân: 6.000.000 đồng - 8.000.000 đồng

Tổ chức: 12.000.000 đồng - 16.000.000 đồng đồng

5

Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe

Cá nhân: 10.000.000 đồng - 15.000.000 đồng

Tổ chức: 20.000.000 đồng - 30.000.000 đồng

6

Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20m2 làm nơi trông, giữ xe.

Cá nhân: 2.000.000 đồng - 3.000.000 đồng

Tổ chức: 4.000.000 đồng - 6.000.000 đồng

7

Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị từ 20m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe.

Cá nhân: 4.000.000 đồng -6.000.000 đồng

Tổ chức: 8.000.000 đồng - 12.000.000 đồng

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt trên, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc phải dỡ bỏ các công trình, thu dọn vật liệu, chất phế thải, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

3. Lòng đường cũng được sử dụng không vào mục đích giao thông

Ngoài việc được tạm thời sử dụng một phần hè phố, 100/2013/NĐ-CP cũng cho phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào mục đích giao thông, nhưng việc sử dụng này cũng không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong hai trường hợp: Điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội. Thời gian sử dụng tạm thời lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó; điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị, thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.

Vị trí lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện: không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị; phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cho một chiều đi; lòng đường có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.