Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Tội chống người thi hành công vụ bị xử phạt chư thế nào?

Ngày 06/04/2021, đăng bởi Quản trị viên, 180 lượt xem

Ngày nay có rất nhiều người liều lĩnh, manh động không chấp hành các hướng dẫn, hiệu lệnh của người có thẩm quyền, chức năng đang thi hành công vụ. Vậy như thế đã đủ cấu thành tội chống người thi hành công vụ hay chưa? Và mức phạt tội chống người thi hành công vụ là gì?

1. Tội chống người thi hành công vụ là gì?

Chống người thi hành công vụ là một tội phạm được quy định tại điều 330 BLHS 2015.

Trong đó hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Tội chống người thi hành công vụ bị xử phạt chư thế nào?

 

2. Tội chống người thi hành công vụ bị xử phạt như thế nào?

Hình phạt tội chống người thi hành công vụ được quy định tại điều 330 BLHS 2015. Theo đó, hình phạt đối với tội này là cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù tùy mức độ vi phạm, cụ thể:

2.1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

Tội chống người thi hành công vụ bị xử phạt chư thế nào?

 

3. Cản trở người thi hành công vụ bị xử lý thế nào?

Chống người thi hành công vụ thì phải chịu trách nhiệm hình sự, vậy cản trở người thi hành công vụ

Cản trở người thi hành công vụ mà không đến mức dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật (ví dụ: không để cho CSGT xử phạt bạn mình...) thì không cấu thành tội chống người thi hành công vụ.

Khi đó, người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính

Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội... quy định mức phạt đối với tội cản trở người thi hành công vụ như sau:

                                                                         Lỗi           Mức phạt 
Môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
  • Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
  • Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
  • Xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
  • Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;
  • Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
  • Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

 

Tội chống người thi hành công vụ bị xử phạt chư thế nào?

 

4. Lỗi không chấp hành người thi hành công vụ.

Nghị định 100 quy định mức xử phạt hành vi không tuân theo hiệu lệnh của CSGT như sau:

Phương tiện                                        Lỗi                                   Mức phạt
Ô tô Không chấp hành hướng dẫn của CSGT 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, có thể bị tước GPLX 1-3 tháng
Không dừng xe theo lệnh của CSGT khi vi phạm lỗi: Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Xe máy Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của CSGT 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng, có thể bị tước GPLX 1-3 tháng

Không dừng xe theo hiệu lệnh của CSGT khi thực hiện các vi phạm:

  • Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
  • Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
  • Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
  • Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
Máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của CSGT 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng
Xe đạp Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của CSGT 100.000 đồng đến 200.000 đồng
Người đi bộ Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của CSGT 60.000 đồng đến 100.000 đồng

Hiện nay, những vụ việc chống người thi hành công vụ xảy ra khá thường xuyên với tính chất ngày càng nguy hiểm, manh động nhưng lại có rất ít trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự do khó khăn trong việc xác định mức độ nguy hiểm của hành vi.