Xe quá tải bị xử phạt như thế nào?
1. Các mức xử phạt xe quá tải mới nhất như thế nào?
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức xử phạt tiền đối với người điều khiển phương tiện chở hàng quá trọng tải như sau:
Tỷ lệ quá tải trên 10% cho đến 30%: Bị xử phạt 800.000 đồng cho đến 1.000.000 đồng.
Tỷ lệ quá tải trên 30% cho đến 50%: Bị xử phạt 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng.
Tỷ lệ quá tải trên 50% cho đến 100%: Bị xử phạt 5.000.000 đồng cho đến 7.000.000 đồng.
Tỷ lệ quá tải trên 100% cho đến 150%: Bị xử phạt 7.000.000 đồng cho đến 8.000.000 đồng.
Tỷ lệ quá tải trên 150%: Bị xử phạt 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng
Lưu ý:
Có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng cho đến 05 tháng; buộc hạ phần hàng quá tải tại nơi phát hiện hành vi vi phạm.
Xe chở quá trọng tải dưới 10% không bị xử phạt
2. Mức phạt của chủ xe chở hàng quá tải như thế nào?
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì mức xử phạt tiền đối với chủ phương tiện chở hàng quá trọng tải như sau:
Tỷ lệ quá tải trên 10% cho đến 30% (hoặc từ trên 20% cho đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng):
Cá nhân sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng cho đến 4.000.000 đồng. Tổ chức bị xử phạt từ 4.000.000 đồng cho đến 8.000.000 đồng.
Tỷ lệ quá tải trên 30% cho đến 50%:
Cá nhân sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 đồng cho đến 8.000.000 đồng. Tổ chức sẽ bị xử phạt từ 12.000.000 đồng cho đến 16.000.000 đồng.
Tỷ lệ quá tải trên 50% cho đến 100%:
Cá nhân sẽ bị xử phạt từ 14.000.000 đồng cho đến 16.000.000 đồng. Tổ chức sẽ bị xử phạt từ 28.000.000 đồng cho đến 32.000.000 đồng.
Tỷ lệ quá tải trên 100% cho đến 150%:
Cá nhân sẽ bị xử phạt từ 16.000.000 đồng cho đến 18.000.000 đồng. Tổ chức sẽ bị xử phạt từ 32.000.000 đồng cho đến 36.000.000 đồng.
Tỷ lệ quá tải trên 150%:
Cá nhân sẽ bị xử phạt từ 18.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng. Tổ chức sẽ bị xử phạt từ 36.000.000 đồng cho đến 40.000.000 đồng
Lưu ý:
Nếu chủ xe đồng thời là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo mức phạt đối với chủ xe