Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Lễ hội Bạch Đằng Quảng Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 16/02/2023, đăng bởi Quản trị viên, 277 lượt xem

Lễ hội Bạch Đằng Quảng Ninh là một trong những lễ hội truyền thống của người dân Quảng Yên - Quảng Ninh nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung. Lễ hội mang trong mình ý nghĩa lịch sử sâu sắc và là dịp để người dân tôn vinh các anh hùng dân tộc đã hy sinh vì sự độc lập, tự do của đất nước. Đây cũng là lễ hội thu hút đông đảo du khách ghé thăm để khám phá và tìm hiểu về văn hóa, truyền thống đặc sắc của vùng đất này. Sau đây Lộ Trình Xanh mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết để thấu hiểu hơn về lễ hội Bạch Đằng. 

Lễ hội Bạch Đằng Quảng Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nguồn gốc của lễ hội Bạch Đằng Quảng Ninh

Lễ hội Bạch Đằng hay còn gọi lễ hội Giỗ Trận, là hoạt động văn hóa truyền thống hằng năm của người dân Quảng Yên - Quảng Ninh. Lễ hội được tổ chức nhằm để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn của nhân dân dành cho những vị anh hùng dân tộc. 

Đã là người Việt Nam, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng ít nhiều biết đến các trận chiến hào hùng của nhân dân ta chống lại quân xâm lược phương Bắc tại con sông Bạch Đằng. Con sông này là nơi ghi dấu ấn của những người anh hùng đã ngã xuống để giữ yên bờ cõi nước Nam trong với ngàn năm lịch sử dân tộc. Do đó, dù trải qua nhiều thế kỷ nhưng người dân nơi đây vẫn một lòng hướng về tổ tiên, tổ chức lễ hội Bạch Đằng để gửi đến các thế hệ cha ông lòng biết ơn sâu sắc. 

Lễ hội Bạch Đằng tổ chức ở đâu? Diễn ra khi nào?

Lễ hội Bạch Đằng Quảng Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Bạch Đằng Quảng Ninh được tổ chức thường niên vào mùng 6 đến mùng 9 tháng 3 âm lịch, có năm kéo dài đến 4 ngày đêm. Địa điểm thường được chọn tổ chức lễ hội đó là quần thể khu di tích lịch sử - nơi ghi dấu ấn chiến thắng Bạch Đằng. Và các địa điểm chính diễn ra các hoạt động lễ hội gồm đền Trần Hưng Đạo, đình Trung Bản, miếu Vua Bà, đền Trung Cốc, trung tâm lễ hội tại đình Yên Giang. 

Đến đây ngoài được hòa mình trong bầu không khí rộn ràng của lễ hội, du khách còn được tham quan, khám phá những điều thú vị tại khu di tích ghi dấu ấn lịch sử - niềm tự hào của dân tộc Việt Nam chúng ta qua ngàn năm nay. 

Ý nghĩa lễ hội Bạch Đằng Quảng Ninh

Các hoạt động diễn ra trong lễ hội Bạch Đằng đều gắn liền với Bạch Đằng giang - con sông huyền thoại ghi nhận nhiều chiến thắng vang dội của dân tộc ta từ ngàn năm nay. Được biết Bạch Đằng giang là con sông có vị trí rất thuận lợi để dân ta bố trí phòng thủ, chống lại giặc ngoại xâm. Con sông có vị trí cửa ngõ của miền Bắc được bao quanh bởi hệ thống núi non hiểm trở và rất nhiều hang động, rừng rậm. Sông Bạch Đằng đã đi vào lịch sử với 3 chiến thắng vĩ đại mà nhân dân ta rất tự hào:

Trước tiên, vào năm 938, vị vua đầu tiên của nhà Ngô chính là Ngô Quyền đã chỉ huy quân dân ta dẹp tan quân xâm lược Nam Hán, kết thúc hơn 1000 năm bị Bắc thuộc đô hộ. Quân dân ta lúc bấy giờ dưới sự chỉ huy của vua Ngô Quyền đã chiến thắng rất vang dội ngay tại con sông Bạch Đằng này, khẳng định quyền độc lập cho dân tộc. 

Lần thứ hai là vào năm 981, một lần nữa quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn quân xâm lược nhà Tống, bảo vệ đất nước dưới sự chỉ huy của Tướng quân Lê Hoàn cũng ngay tại con sông Bạch Đằng. 

Lần thứ ba, vào năm 1288, Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã cùng hai vua nhà Trần và quân dân ta tiêu diệt và bắt sống toàn bộ thủy binh hùng mạnh của quân xâm lược Nguyên Mông. Lúc bấy giờ, Ô Mã Nhi cầm đầu quân Nguyên Mông đã bành trướng lãnh thổ khắp các quốc gia châu Á nhưng đành phải rút lui sau đại bại trên sông Bạch Đằng. 

Mặc dù trải qua hàng ngàn năm nhưng nhân dân ta vẫn luôn tự hào và ghi nhớ những chiến thắng vang dội của dân tộc, chống lại giặc ngoại xâm trên sông Bạch Đằng. Dù chỉ là một nước bé nhỏ, nhưng với tinh thần đoàn kết, yêu nước và quyết tâm chống giặc; dân tộc ta ghi lại dấu ấn đáng tự hào để con cháu đời sau luôn hãnh diện. 

Như vậy, Bạch Đằng giang là con sông có ý nghĩa rất đặc biệt với dân tộc Việt Nam. Tại đây, những chiến thắng vang dội ấy không chỉ là công lao của những vị tướng tài mà còn của quân dân ta đã sẵn sàng hi sinh cho chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Lễ hội Bạch Đằng Quảng Ninh chính là dịp để con cháu đời sau tưởng niệm và tỏ lòng biết ơn đến các bậc tiền nhân, đồng thời mong cầu về một cuộc sống tươi đẹp, hòa bình, ấm no, hạnh phúc. 

Các hoạt động trong lễ hội Bạch Đằng 

Lễ hội Bạch Đằng Quảng Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hoạt động trong lễ hội Bạch Đằng Quảng Ninh cũng giống nhiều lễ hội khác gồm có hai phần: Phần lễ và phần hội. 

Phần lễ 

Lễ giỗ Mẫu được diễn ra tại miếu Vua Bà (chính là bà hàng nước đã có công giúp quân ta đánh giặc). Nghi lễ này nhằm cầu siêu cho các vong linh, quân sĩ đã tử trận trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm diễn ra trên sông Bạch Đằng. Bên cạnh đó là lễ rước tượng giữa từ đền Trần Hưng Đạo đến đình Yên Giang và ngược lại. 

Vào ngày mùng 7 âm lịch, tượng Đức thánh Trần được đặt lên ngai cùng sắc phong với tượng Đệ nhất và Đệ nhị Vương cô - là hai người con gái của ông để rước từ đền về đình tổ chức tế lễ. Đến ngày mùng 8 thì tượng sẽ được rước trở lại về đền để thờ phụng. 

Có một điều khá đặc biệt và thú vị, người dân Quảng Yên có tục lệ lâu đời là để trẻ em chui qua kiệu rước thành hoàng với mong cầu được phù hộ mạnh khỏe, học hành giỏi giang, đạt được nhiều thành tích tốt trên con đường học vấn. 

Đoàn rước đi đến đâu, người dân sẽ tụ tập và nhập hội đến đó. Ai cũng muốn ra thắp hương, thành kính vái vọng Đức ông để cầu mong sức khỏe và may mắn. 

Phần hội

Nếu phần lễ diễn ra long trọng và trang nghiêm thì phần hội của lễ hội Bạch Đằng rộn ràng và tươi vui hơn với sự tái hiện những trận chiến lịch sử thông qua các trò diễn dân gian. Song song đó, lễ hội còn tổ chức các trò chơi như bơi thuyền chải, vật truyền thống, đánh đu, cờ người, kéo co, chọi gà… với tiếng reo hò, vỗ tay, nhảy múa tưng bừng của khán giả giúp cho không khí lễ hội đã đông vui lại càng thêm nhộn nhịp tạo dấu ấn khó phai trong lòng tất cả mọi người. 

Lễ hội Bạch Đằng Quảng Ninh được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể

Lễ hội Bạch Đằng Quảng Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Khu di tích Chiến thắng Bạch Đằng và lễ hội Bạch Đằng chính là niềm tự hào của người dân Quảng Yên nói chung, Quảng Ninh nói riêng. Năm 2012, Khu di tích đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt. 

Đến ngày 18/2/2013, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ký quyết định số 322 để Quy hoạch tổng thể Bảo tồn và phát huy giá trị của Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng. 

Năm 2021, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ký quyết định đưa lễ hội Bạch Đằng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Điều này đã khẳng định vị trí, vai trò và ý nghĩa của lễ hội, thúc đẩy địa phương bảo tồn và phát triển hơn nữa cho lễ hội. 

Một số hình ảnh về lễ hội Bạch Đằng Quảng Ninh

Lễ hội Bạch Đằng Quảng Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Bạch Đằng Quảng Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Bạch Đằng Quảng Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Bạch Đằng Quảng Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Bạch Đằng Quảng Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Bạch Đằng Quảng Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Bạch Đằng Quảng Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Bạch Đằng Quảng Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Bạch Đằng Quảng Ninh kỷ niệm chiến thắng lịch sử của dân tộc Việt Nam. Ngoài ý nghĩa lịch sử, lễ hội còn mang đến niềm vui, sự kết hợp giữa văn hóa dân gian và trò chơi, ẩm thực đặc trưng thu hút nhiều người tham gia và quan tâm. Nếu có cơ hội bạn hãy tham dự lễ hội Bạch Đằng để tận mắt chứng kiến những hoạt động ý nghĩa diễn ra ở đây.