Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Tết cổ truyền của đồng bào Khmer

Ngày 11/02/2023, đăng bởi Quản trị viên, 133 lượt xem

Nếu người Kinh có Tết Nguyên Đán thì lễ hội Chol Chnam Thmay chính là Tết cổ truyền của người đồng bào dân tộc Khmer. Lễ hội không chỉ sôi nổi với sự tham gia của người dân địa phương mà còn thu hút đông đảo khách du lịch. Để tìm hiểu về lễ hội độc đáo này mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Lộ Trình Xanh

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Tết cổ truyền của đồng bào Khmer

Chol Chnam Thmay là lễ hội gì? 

Chol Chnam Thmay hay Chaul Chnam Thmay là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Và đây cũng là ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Sri Lanka, Myanmar… Bên cạnh tôn giáo chính là Phật giáo, người Khmer tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời (Têvôđa) xuống hạ giới chăm lo cho cuộc sống của con người trong suốt năm đó, năm sau lại có một vị thần khác thay thế. Những ngày này trở thành lễ hội truyền thống của cả cộng đồng dân tộc Khmer. 

Lễ hội Chol Chnam Thmay diễn ra khi nào?

Lễ hội Chol Chnam Thmay thường được tổ chức vào đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer. Tức là khoảng giữa tháng 4 dương lịch, tương đương với tháng 3 âm lịch. Lễ hội kéo dài trong 3 ngày, còn năm nhuận kéo dài 4 ngày. 

Công tác chuẩn bị lễ hội Chol Chnam Thmay của người dân tộc Khmer

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Tết cổ truyền của đồng bào Khmer

Lễ hội Chol Chnam Thmay chính là Tết cổ truyền của đồng bào Khmer nên nhà nhà người người đều hào hứng chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo để có được những ngày lễ đầy ý nghĩa và tràn ngập niềm vui, hạnh phúc. 

Gia đình nào cũng ăn mặc thật đẹp, xúng xính quần áo mới cùng những tiếng cười đùa rộn ràng. Nhà cửa được quét dọn sạch sẽ, sửa sang và trang trí lại để chuẩn bị đón năm mới. Dĩ nhiên là không thể thiếu khâu chuẩn bị đồ ăn thức uống cho những ngày Tết. Tất cả gạo, bánh kẹo, hoa quả, cá, thịt, rau… đều tươm tất để ăn uống no say cùng gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng. 

Đặc biệt là đêm giao thừa nhà nào cũng làm cỗ lớn, thắp hương, đốt đèn, cúng tiễn đưa vị Têvôđa cũ và đón rước vị Têvôđa mới. Trên bàn thờ của mỗi nhà được bày sẵn năm nhánh hoa, 5 cây nhang, 5 cây đèn cầy, 5 hạt cốm và các loại cây quả. Cả gia đình ngồi xếp chân trước bàn thờ tổ tiên, khấn vái cầu mong được thần ban phước lành, năm mới được bình an - suôn sẻ - nhiều may mắn. 

Những ngày diễn ra lễ hội Chol Chnam Thmay

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Tết cổ truyền của đồng bào Khmer

Qua đêm giao thừa chính là ngày chính bắt đầu lễ hội Chol Chnam Thmay của người Khmer với rất nhiều hoạt động thú vị và vô cùng vui nhộn. Lễ hội không chỉ có đồng bào Khmer tham gia mà còn thu hút sự quan tâm, hiếu kỳ của nhiều du khách trong và ngoài nước. Điều này giúp cho không khí của hội Chol Chnam Thmay càng trở nên nhộn nhịp, khuấy động hơn nữa. 

Ngày Chôl Sangkran Thmây

Ngày thứ nhất được gọi là ngày Chôl Sangkran Thmây, đây là ngày làm lễ rước Đại lịch. Người dân tộc Khmer sẽ tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo đẹp, đội cỗ lên chùa vào giờ tốt đã được chọn trước đó. 

Lễ vật mang theo thường là nhang đèn, hoa quả đến chùa làm lễ rước Đại lịch, Môha Sang-Kran. Môha Sang-Kran được đặt trong khay sơn son thếp vàng đưa lên kiệu khiêng đi vòng quanh chính điện 3 vòng một cách trang trọng. Đấy vừa là lễ chào mừng năm mới vừa chờ điềm báo năm mới tốt hay xấu rồi vào chính điện làm lễ. Sau đó tất cả vào lễ Phật và tụng kinh chúc mừng năm mới. 

Ngày Wonbơf

Ngày thứ hai được gọi là ngày Wonbơf, ngày này sẽ làm lễ dâng cơm và đắp núi cát. Các gia đình làm cơm dâng lên cho các vị sư, sãi ở chùa vào buổi sớm và trưa. Các nhà sư trước khi ăn sẽ làm lễ tạ ơn những người làm ra vật thực. 

Buổi chiều sẽ tổ chức lễ đắp núi cát để tìm phúc duyên. Cát được đắp thành nhiều ngọn núi nhỏ theo tám hướng và một núi ở trung tâm - tượng trưng cho vũ trụ với ước vọng cầu mưa, cầu phúc cho con người. 

Nếu là năm nhuận thì lễ hội Chol Chnam Thmay sẽ có hai ngày Wonbơf, sau đó mới tiếp tục thực hiện nghi lễ tiếp theo - Lơng Săk.

Ngày Lơng Săk

Ngày thứ ba của lễ hội Chol Chnam Thmay của người Khmer được gọi là Lơng Săk - là thời điểm làm lễ tắm tượng Phật, tắm sư. Sáng dâng cơm cho các sư, mọi người tiếp tục nghe thuyết pháp. Đến chiều, đốt đèn nhang, dâng lễ vật, đưa nước có ướp hương thơm đến tắm tượng Phật. Ý nghĩa của nghi lễ này là tỏ lòng biết ơn với Đức Phật, đồng thời để gột rửa những điều không may mắn của năm cũ, bước sang năm mới tốt lành hơn. 

Tiếp theo là nghi lễ tắm cho các vị sư sãi cao niên. Sau đó, mọi người sẽ rước các nhà sư đến nghĩa trang để cầu siêu cho linh hồn của những người quá cố. Cuối cùng, người dân trở về nhà làm lễ tắm tượng Phật tại nhà mình, dâng cỗ chúc phúc ông bà, bố mẹ với mong muốn xin tha thứ những lỗi lầm, thiếu sót của năm cũ. 

Những hình ảnh của lễ hội Chol Chnam Thmay

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Tết cổ truyền của đồng bào Khmer

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Tết cổ truyền của đồng bào Khmer

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Tết cổ truyền của đồng bào Khmer

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Tết cổ truyền của đồng bào Khmer

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Tết cổ truyền của đồng bào Khmer

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Tết cổ truyền của đồng bào Khmer

Lễ hội Chol Chnam Thmay - Tết cổ truyền của đồng bào Khmer

Lễ hội Chol Chnam Thmay chính là dịp để đồng bào người Khmer tưởng nhớ và cúng bái tổ tiên, cúng dường các sư. Đồng thời thỉnh các nhà sư tụng kinh nơi tháp cốt để cầu siêu cho những người đã khuất. Chol Chnam Thmay được tổ chức rất long trọng, mang giá trị văn hóa truyền thống của người Khmer - là nét văn hóa độc đáo thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.