Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Lễ hội đền Hùng - Hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt

Ngày 12/02/2023, đăng bởi Quản trị viên, 209 lượt xem

Đã là dân tộc Việt Nam, dù đang sinh sống và học tập, làm việc ở đâu cũng ít nhiều biết đến lễ hội đền Hùng - ngày Quốc giỗ chung của nước ta. Nếu bạn là người có tinh thần yêu đất nước, muốn tìm hiểu kỹ hơn về ngày lễ này thì hãy theo dõi ngay bài viết sau đây của Lộ Trình Xanh

Lễ hội đền Hùng - Hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt

Lễ hội đền Hùng là ngày gì? Tổ chức ở đâu và diễn ra khi nào?

Lễ hội đền Hùng còn được gọi ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hoặc Quốc giỗ, là ngày lễ của Việt Nam nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương (cách gọi dành cho các vị vua nước Văn Lang của người Lạc Việt, tồn tại vào khoảng thế kỷ 7 đến thế kỷ 2 TCN). Lễ hội đền Hùng được tổ chức hàng năm vào mùng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. 

Đây được coi là một trong những lễ hội lớn nhất ở Việt Nam, là một nét văn hóa độc đáo của con cháu Lạc Hồng để bày tỏ lòng thành kính hướng về cội nguồn, tổ tiên. Tín ngưỡng thờ cúng các vị vua Hùng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi danh vào “Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể”. Đó là niềm tự hào của người dân Phú Thọ nói riêng và người dân cả nước nói chung. 

Ý nghĩa của lễ hội đền Hùng

Lễ hội đền Hùng - Hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt

Lễ hội đền Hùng - Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra hàng năm với ý nghĩa rất đặc biệt. Lễ hội bắt nguồn từ truyền thuyết của Lạc Long Quân và Âu Cơ là Thủy Tổ của người Việt Nam, cha mẹ của các vua Hùng. 

Lễ hội chính là ngày để mọi người tưởng nhớ công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước, chống giặc ngoại xâm, mang lại cuộc sống yên bình cho dân chúng. 

Bên cạnh đó, lễ hội đền Hùng còn diễn ra với các nghi lễ và hoạt động sôi nổi, là dịp để người dân có cơ hội sum họp, tham gia cũng như trải nghiệm nhiều điều thú vị. Trong tâm thức của người Việt, lễ hội này là một niềm tự hào đặc biệt bởi không có dân tộc nào trên thế giới cũng có ngày quốc giỗ chung như Việt Nam. 

Các hoạt động trong lễ hội đền Hùng

Ngày lễ chính thức của Giỗ Tổ Hùng Vương là mùng 10 tháng 3 âm lịch nhưng thực chất lễ hội đã diễn ra từ hàng tuần trước đó và kết thúc vào ngày 10 với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. 

Lễ rước kiệu Vua

Lễ hội đền Hùng - Hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt

Lễ rước kiệu rất long trọng và nổi bật với nhiều màu sắc của cờ, hoa, kiệu, lọng, trang phục truyền thống. Đám rước xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt đi qua các đền để đến đền Thượng - nơi làm lễ dâng hương. 

Lễ dâng hương

Lễ hội đền Hùng - Hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt

Tới lễ hành hương, mỗi người dân đến đây đều dâng nén hương để nhờ làn khói thơm nói hộ những tâm niệm trong lòng với tổ tiên. Theo quan niệm của người Việt, mỗi nắm đất hay gốc cây ở đây đều linh thiêng và chúng đều được cắm đỏ những chân hương. 

Phần hội của lễ hội đền Hùng

Lễ hội đền Hùng - Hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt

Bên cạnh phần lễ, lễ hội đền Hùng còn diễn ra sôi nổi với phần hội gồm nhiều trò chơi dân gian. Tiêu biểu có thể kể đến cuộc thi hát xoan hay còn gọi hát ghẹo - dân ca đặc biệt của Phú Thọ, cuộc thi vật, thi kéo co, thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc (nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến). 

Lễ phục mặc trong lễ dâng hương

Lễ hội đền Hùng - Hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt

Lễ dâng hương là nghi lễ đặc biệt quan trọng nên được thực hiện một cách cẩn trọng, chỉn chu và rất tỉ mỉ. Ngoài thực hiện nghi lễ đúng giờ, theo trình tự các bước thì trang phục mặc trong lễ dâng hương cũng được lựa chọn kỹ lưỡng. Bộ lễ phục được thực hiện theo họa sĩ Ngô Thu Nga - Viện mẫu thời trang Fadin. 

Bộ lễ phục được thiết kế gồm 3 lớp: Lớp trong cùng là bộ quần áo ta may bằng lụa tơ tằm trắng, kế đến là lớp áo màu đỏ điều cũng may từ chất liệu tơ tằm và ngoài cùng là áo the đen. Hoa văn của lễ phục đơn giản chỉ gồm hai con hạc được thêu bằng chỉ vàng trên cổ áo và hoạ tiết mặt trời hình trống đồng ở mặt trước khăn xếp đội đầu. 

Lễ hội đền Hùng - Hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt

Tuy đơn giản nhưng bộ lễ phục dâng hương lễ hội đền Hùng được đánh giá là vừa phù hợp với lễ hội truyền thống vừa rất hiện đại. Trong đó, hai vạt phía trước được phủ hai lớp vải the với đường thẳng khỏe, khăn xếp, đội đầu cao 7cm và nhiều vành xếp tạo nên nét hiện đại và độc đáo không kém phần mới mẻ. 

Lễ hội đền Hùng - Hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt

Đặc biệt, bộ lễ phục không dùng khuy cài áo, thay vào đó là dùng chất liệu dán vừa đẹp vừa tiện lợi và lớp áo ngoài cùng được may bằng vải nhung. 

Một số hình ảnh trong lễ hội đền Hùng

Lễ hội đền Hùng - Hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt

Lễ hội đền Hùng - Hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt

Lễ hội đền Hùng - Hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt

Lễ hội đền Hùng - Hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt

Lễ hội đền Hùng - Hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt

Lễ hội đền Hùng - Hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt

Lễ hội đền Hùng - Hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt

Lễ hội đền Hùng - Hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt

Lễ hội đền Hùng - Hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt

Lễ hội đền Hùng - Hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt

Lễ hội đền Hùng - Hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt

Lễ hội đền Hùng - Hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt

Lễ hội đền Hùng - Hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt

Lễ hội đền Hùng - Hội tụ văn hóa tâm linh của người Việt

Không ít du khách nước ngoài đến Việt Nam và có dịp tham dự lễ hội đền Hùng đã cảm thấy ngưỡng mộ nét đẹp văn hóa cũng như tinh thần đoàn kết của dân tộc ta. Chúng tôi tin chắc rằng lễ hội đền Hùng hay Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ ngày càng được nhiều bạn bè năm châu biết đến với tinh thần ngưỡng mộ và thán phục.