Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Nét đặc sắc lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận

Ngày 21/02/2023, đăng bởi Quản trị viên, 191 lượt xem

Lễ hội Katê của người Chăm là một trong những lễ hội truyền thống mang triển vọng phát triển du lịch lớn tại Bình Thuận. Với quy mô tổ chức rộng rãi cùng sự tham gia của rất đông đồng bào Chăm đã khiến Lễ hội Katê ở Bình Thuận trở nên độc đáo và thu hút du khách. Lộ Trình Xanh mời bạn cùng điểm qua những hoạt động thú vị của lễ hội dân gian này ở bài viết ngay sau đây! 

Nét đặc sắc lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận

Lịch sử Lễ hội Katê Bình Thuận 

Lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận có nguồn gốc từ thời vương quốc Champa xưa. Sau thế kỷ XV, do ảnh hưởng của Ấn giáo và hồi giáo du nhập vào nên người Chăm chia ra thành 3 nhánh tôn giáo chính là: Người Chăm Ahier - Ấn giáo, người Chăm Awal - Hồi giáo; người Chăm Islam - Hồi giáo chính thống. 

Lễ hội Katê của đồng bào Chăm hiện nay chính là lễ hội truyền thống của nhánh người Chăm Ahier. Theo quan điểm của: Po Klaung Garai, Po Romé và Nữ thần Po Nagar. Ngoài việc cúng tế 3 vị thần chính, người dân cũng không quên tưởng nhớ đến các vị thần linh khác vì họ đã phù hộ cho dân tộc Chăm bình an và thịnh vượng. 

Dù đã xuất hiện sau thế kỷ thứ XV, tuy nhiên, trước năm 1965, lễ hội Katê chỉ là một lễ tục nhỏ được thực hiện trên đền tháp với sự tham dự của người Chăm Ahier. Vào năm 1965, khi ông Dương Tấn Sở - Quận trưởng quận An Phước đề nghị đưa thêm vào phần văn nghệ vào lễ hội Katê để đón phái đoàn Việt Nam ghé thăm thì chương trình của lễ hội trở nên phong phú và đặc sắc hơn. 

Ngày 04/4/2022, Lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Nét đặc sắc lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận

Lễ hội katê được tổ chức ở đâu? vào thời gian nào?

Lễ hội Katê ở Bình Thuận được tổ chức vào ngày 1/7 theo lịch của người Chăm. Cụ thể lễ hội này sẽ rơi vào khoảng cuối tháng 9 và đầu tháng 10 theo Dương lịch. Địa điểm chính tổ chức lễ hội Katê của người Chăm là tháp Pô Sah Inư, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Ngoài ra, trong các ngày còn lại của lễ hội, các đền tháp, dòng họ, gia đình cũng tổ chức lễ trong phạm vi nhỏ của mình. 

Đây là lễ hội truyền thống của người Chăm nên vào ngày này, người dân ở khắp mọi nơi thường tụ họp để được đoàn tụ bên nhau. Lễ hội katê thường diễn ra trong vòng 3 ngày với nhiều hoạt động đặc sắc giúp lưu giữ văn hóa và quảng bá hình ảnh Bình Thuận đến với du khách. 

Ý nghĩa của lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận 

Katê là được xem là một trong những lễ hội truyền thống của người Chăm theo đạo Balamôn tại Bình Thuận. Đây là dịp để đồng bào Chăm có dịp tưởng nhớ các vị thần, tổ tiên và cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. 

Lễ hội cũng được xem là ngày lễ vô cùng đặc biệt của người Chăm vì đây là dịp mà mọi người từ mọi miền tổ quốc được kịp đoàn tụ, tụ họp bên nhau. Các nghi lễ diễn ra tại lễ hội Katê tái hiện rõ nét những nghi lễ của nền văn hóa Chăm Pa xưa. Những điệu múa duyên dáng của thiếu nữ Chăm, tiếng kèn Saranai,.. rộn ràng sẽ mang đến không gian vui tương và không khí lễ hội vô cùng độc đáo.

Nét đặc sắc lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận

Những nghi lễ được thực hiện tại Lễ hội Katê Bình Thuận

Lễ hội Katê Bình Thuận mỗi năm được tổ chức một lần trong không khí long trọng và quy mô rộng lớn. Phần lễ với nhiều nghi lễ được diễn ra trong vòng 3 với các đặc điểm sau:

  • Ngày thứ 1: Người Raglai dưới sự điều hành của người có chức sắc theo đạo Bàlamôn và Bàni sẽ thực hiện nghi lễ rước y phục của nữ thần Pô Sah Inư. Sau đó, họ sẽ thực hiện nghi lễ nghinh, thỉnh và rước y trang nữ thần Pô Sah Inư từ sân lễ đền tháp chính. 

  • Ngày thứ 2: Thực hiện các nghi lễ truyền thống là mở cửa tháp, tắm bệ thờ Linga–Yoni, mặc trang phục và cúng mừng Katê. Vào ngày thứ 2 này, người Chăm từ khắp mọi nơi sẽ mang trang phục đẹp nhất của mình, sắm sửa lễ vật để dâng lên thần linh. 

  • Ngày thứ 3: Tại các làng các gia đình sẽ quây quần bên nhau, cầu mong thần linh, tổ tiên phù hộ cho con cháu. 

Bên cạnh phần lễ, phần hội của lễ Katê cũng rất được chú trọng với nhiều trò chơi dân gian và hội thi hấp dẫn. Các trò chơi có thể kể đến là: Thi dệt thổ cẩm, thi trưng bày, thổi kèn Saranai… 

Ngoài ra, để thu hút sự chú ý của du khách trong và ngoài nước, Trung tâm Trưng bày Văn hóa Chăm Bình Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa như triển lãm trưng bày các hiện vật giá trị, thi tấu nhạc cụ dân tộc, viết chữ Chăm truyền thống,...

Nét đặc sắc lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận

Các hình ảnh của lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận

Nét đặc sắc lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận

Nét đặc sắc lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận

Nét đặc sắc lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận

Nét đặc sắc lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận

Nét đặc sắc lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận

Nét đặc sắc lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận

Nét đặc sắc lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận

Nét đặc sắc lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận

Với nhiều nghi thức thú vị, phần hội hấp dẫn, lễ hội Katê của người Chăm ở Bình Thuận đã thể hiện được nét văn hóa truyền thống, tín ngưỡng của đồng bào Chăm. Đây là minh chứng để thể hiện sự đa dạng về tín ngưỡng, văn hóa trong phong tục truyền thống của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.