Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Tìm hiểu về lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên vô cùng đặc sắc và độc đáo

Ngày 16/02/2023, đăng bởi Quản trị viên, 97 lượt xem

Tây Nguyên - một vùng đất hùng vĩ của Việt Nam, nơi có rừng rậm, sông núi và những cánh đồng bát ngát. Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời, Tây Nguyên còn nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây. Trong đó, lễ hội đâm trâu chính là một trong những sự kiện văn hóa được tổ chức thường niên và thu hút sự quan tâm của rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Hãy cùng Lộ Trình Xanh tìm hiểu về lễ hội đặc biệt này bạn nhé!

Tìm hiểu về lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên vô cùng đặc sắc và độc đáo

Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên

Hằng năm, cứ độ tháng ba hoặc tháng tư âm lịch, các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên lại nô nức chào đón lễ hội đâm trâu truyền thống - đặc trưng văn hóa của dân tộc mình. Vào thời điểm tổ chức lễ hội chính là khi mùa màng thu hoạch xong, mọi người được nghỉ ngơi, có thời gian vui chơi để chuẩn bị cho mùa rẫy mới. 

Lễ hội thường được tổ chức rất linh đình dưới chân núi Langbiang nhằm cúng thần núi Langbiang mong cầu một cuộc sống bình an, ấm no, tránh xa thiên tai hay nạn dịch cho buôn làng. Hoặc có thể tổ chức ở những không gian rộng bên cạnh những ngôi nhà chung của buôn làng như nhà dài, nhà rông,...

Ý nghĩa lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên

Lễ hội đâm trâu là tên gọi chung để mọi người dễ nhớ, còn riêng các dân tộc ở Tây Nguyên còn có tên gọi khác cho lễ hội này. Chẳng hạn như người Ba Na gọi là x'trǎng, người Cor gọi là xa-ố-piêu, người Gia Lai gọi là mnăm thu, người Lạch gọi là sa rơpu…

Đây là một lễ hội lớn của các dân tộc Tây Nguyên ở Việt Nam từ bao đời nay vẫn luôn được bảo lưu và ngày càng lan tỏa, được rất nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến và quan tâm. 

Lễ hội nhằm mục đích tế thần linh cũng như những người đã có công chủ trì thành lập buôn làng, đặc biệt là Giàng (trời); thầm cảm ơn những vị thần đã che chở, phù hộ cho dân làng được ấm no, hạnh phúc. Và đây cũng là dịp để dân làng ăn mừng chiến thắng, ăn mừng mùa màng bội thu hay một sự kiện quan trọng nào khác. 

Trong lễ hội, con trâu sẽ là vật hiến tế cho thần linh để các Vị thần phù hộ cho dân làng. Các nghi thức diễn ra rất long trọng như chính cái cách mà dân làng tôn kính thần linh - những người họ tin rằng luôn đồng hành, sát cánh bảo vệ họ suốt một năm dài. 

Nghi thức của lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên có gì đặc biệt?

Tìm hiểu về lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên vô cùng đặc sắc và độc đáo

Có thể nói lễ hội đâm trâu của đồng bào dân tộc Tây Nguyên là lễ hội rất độc đáo và thú vị gây sự tò mò cho tất cả du khách. 

Khâu chuẩn bị của lễ hội đâm trâu 

Với mỗi dân tộc, các nghi thức của lễ hội có thể khác nhau nhưng đều có tiết mục đâm trâu được tổ chức linh đình và rất trang trọng. Ngay tại điểm tổ chức lễ hội, giữa khoảng không gian rộng người ta dựng một cây cột cao bằng gỗ hoặc tre với ngọn cột được trang trí bằng hoa lá rừng, cờ, phướn màu sắc sặc sỡ vô cùng bắt mắt và không thể thiếu những lục lạc tre gọi là nù nan. 

Trên đỉnh cột thường gắn một con chim phượng hoàng làm bằng gỗ, chạm trổ hoa văn tỉ mỉ và tinh tế. Cây cột này người Ê đê gọi là blang kbâo, tương tự như cây nêu của người Kinh. Còn người Ba Na gọi đó là gưng sakapô, người Gia Rai gọi là ging ga.

Già làng chính là người chủ trì lễ hội đâm trâu truyền thống. Dân làng sẽ chọn ra một con trâu thuộc giống trâu Langbiang to khỏe đưa đi tắm rửa sạch sẽ và cho ăn uống thật no rồi dùng sợi dây rừng buộc lỏng quanh cổ trâu.

Thực hiện nghi thức đâm trâu 

Tìm hiểu về lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên vô cùng đặc sắc và độc đáo

Bước vào nghi thức chính của lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên, già làng sẽ đọc lời khấn cầu xin hay tạ ơn thần linh và mời các ngài xuống ăn thịt trâu, uống rượu cần. Khi chủ tế đã khấn xong là lúc các đội cồng chiêng bắt đầu diễn tấu. Dân làng cùng nhau ca múa, đấu võ, kể khan và ăn uống suốt đêm và đến sáng mai lễ đâm trâu mới chính thức bắt đầu. 

Sáng hôm sau, khi đã đến giờ thực hiện nghi lễ đâm trâu, các tráng sĩ vừa phóng lao giết trâu vừa biểu diễn các bài võ thuật. Con trâu khi đã bị giết được đem xẻ thịt chi thành nhiều phần nhỏ cho các nhà trong buôn làng cùng liên hoan. 

Sau khi dứt hồi nhạc và các nghi thức cúng bái, già làng cầm cây giáo hình mũi mác đến gần con trâu đâm một nhát tượng trưng vào đùi trước rồi quay về chỗ ngồi. Lúc này chắc chắn con trâu có cảm giác đau và sẽ nhảy dựng lên, máu chảy ròng ròng. Tiếng cồng chiêng lại tưng bừng nổi lên. 

Tiếp theo, một đội hành quyết gồm 4 chàng trai khỏe mạnh bước vào quảng trường, 2 người cầm mã tấu và 2 người còn lại cầm lao nhọn vừa nhún nhảy theo tiếng nhạc vừa thực hiện hành động như muốn đâm lao vào con trâu khiến trâu sợ hãi chạy vòng vòng quanh cột. 

Tuy nhiên, những chàng trai này vẫn chưa vội ra tay đâm trâu mà họ chờ cho bước chân nhún nhảy và tiếng nhạc kết hợp nhịp nhàng với âm điệu rụp thì thụp rụp kala rụp! Đúng vào nốt nhạc mạnh kala rụp, khi những bàn tay của các chàng thanh niên đấm vào vú chiêng và bàn tay của các cô gái trong đội múa xòe ra thì một ngọn lao chí tử phóng tới đâm vào sườn trâu - ngay vị trí dưới vai bên trái. 

Nếu nhát đâm trúng ngay tim con trâu thì ngay lập tức nó sẽ chết liền. Tuy nhiên, nếu đâm không trúng tim ngay lập tức nó sẽ bùng lên dữ dội khiến đám đông vô cùng hoảng sợ. Khi đó, hai người cầm mã tấu sẽ tiến lên, một người chém một nhát vào cổ, người kia chém vào cột xương sống phía đuôi làm trâu gãy thành ba khúc. Sau đó các dũng sĩ trâm đâu rút lui, một nhóm người khác sẽ tiến lên hứng máu và phân thây xẻ thịt trâu chia cho dân làng cùng liên hoan. 


Một số hình ảnh của lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên

Tìm hiểu về lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên vô cùng đặc sắc và độc đáo

Tìm hiểu về lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên vô cùng đặc sắc và độc đáo

Tìm hiểu về lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên vô cùng đặc sắc và độc đáo

Tìm hiểu về lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên vô cùng đặc sắc và độc đáo

Tìm hiểu về lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên vô cùng đặc sắc và độc đáoTìm hiểu về lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên vô cùng đặc sắc và độc đáo

Tìm hiểu về lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên vô cùng đặc sắc và độc đáo

Tìm hiểu về lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên vô cùng đặc sắc và độc đáo

Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên là một sự kiện văn hóa độc đáo của người dân vùng cao Tây Nguyên. Đây là dịp để cộng đồng tụ họp, giao lưu, hội ngộ và tôn vinh trâu – con vật được xem là thần linh của người dân nơi đây. Sự kiện này mang giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc và đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của du lịch Việt Nam.