Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Đặc sắc lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh hấp dẫn du khách

Ngày 19/02/2023, đăng bởi Quản trị viên, 188 lượt xem

Tháng 6 về không chỉ mang đến cái nắng vàng ươm của mùa hạ mà còn gieo vào lòng của mỗi cư dân Trà Cổ sự rộn ràng, hứng khởi cho một mùa lễ hội Trà Cổ. Có thể nói lễ hội Trà Cổ giúp chúng ta củng cố thêm niềm tự hào về nền văn hóa cội nguồn, nơi mà các giá trị văn hóa lần nữa được khẳng định. Cùng Lộ Trình Xanh khám phá về lễ hội đặc sắc bật nhất này nơi đất mỏ Quảng Ninh.

Đặc sắc lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh hấp dẫn du khách

Truyền thuyết “Người Trà Cổ, tổ Đồ Sơn”

Lễ hội Đình Trà Cổ và di tích đình Trà Cổ gắn liền với truyền thuyết “Người Trà Cổ, tổ Đồ Sơn”. Theo sử sách ghi chép lại, vào những  năm 1461, người dân làm nghề đánh bắt cá ở đất Đồ Sơn (thuộc Hải Phòng ngày nay) di dân đến miền cửa biển (thuộc Trà Cổ, Móng Cái nay). Trong 1 cuộc di dân, có 12 gia đình do gặp bão tố đã trôi dạt vào một bán đảo hoang vu, chưa có người sinh sống. Do điều kiện khó khăn, sáu gia đình quyết định quay về xứ cũ, sáu gia đình còn lại quyết bám đất, xây dựng cơ đồ. 

Từ một vùng đất hoang sơ ban đầu với chỉ 6 nếp nhà đơn sơ, dần dà người dân nơi đây đã xây dựng thành làng quê trù phú. Sau đó, người dân bắt đầu rước chân hương các vị thành hoàng làng về thờ tại Đình (Không Lộ, Giác Hải, Nhân Minh, Huyền Quốc, Quảng Trạch). Và sau này nơi đây cũng phối thời 6 vị tiên công có công khai hoang lập nên vùng đất Trà Cổ xưa và được gọi là đình Trà Cổ - Nơi tổ chức lễ hội Trà Cổ đặc sắc hàng năm.

Thời gian và địa điểm diễn ra lễ hội Trà Cổ 

Lễ hội đình Trà Cổ cùng với Lễ hội đình Bình Ngọc, Lễ hội đình Tràng Vỹ, Lễ hội Yên Tử, Lễ hội Bạch Đằng Quảng Ninh… là các hoạt động nằm trong chuỗi văn hóa sự kiện nổi bật của Quảng Ninh hàng năm. Và để tham gia Lễ hội Trà Cổ, bạn sẽ ghé thăm đình Trà Cổ, khu Nam Thọ, phường Trà Cổ, Tp. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh trong khoảng thời gian từ ngày 30/5 đến 3/6 âm lịch hằng năm.

Đặc sắc lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh hấp dẫn du khách

Các hoạt động tại Lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh

Lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh được tổ chức từ ngày 30/5 đến 3/6 âm lịch hằng năm; thông thường, sẽ chia làm 2 phần là phần lễ và phần hội. 

Phần lễ

Phần lễ của lễ hội Trà Cổ thường được tổ chức một cách trang trọng với sự tham gia của hàng nghìn người. Trong ngày chính hội, người dân sẽ tiến hành thực hiện các nghi lễ gồm: Lễ thỉnh sinh để khai mạc lễ hội, Lễ nghênh thần, Lễ an vị và Lễ chuyển ông voi về nhà. 

Sau khi trời chuyển tối, các vị chức sắc trong làng, ban tế lễ và 12 ông Cai Đám sẽ làm nghi lễ đóng cây Cai Đám. 

Tiếp đến là nghi thức thực hiện việc kiểm tra lại số dân đinh cũ, số dân đinh mới và tổ chức chọn ra 12 ông Cai Đám cho lễ hội Trà Cổ năm sau. Lễ này người ta gọi là lễ “gọi sổ bìa xanh”. Việc lựa chọn ra 12 Cai Đám cũng khá thú vị. Theo đó, Cai Đám được lựa chọn phải là người khoẻ mạnh, có đạo đức, có lối sống lành mạnh, gia đình thuận hòa, không vướng việc tang và biết làm ăn. Và việc được lựa chọn trở thành Cai Đám là một niềm vinh dự cho gia đình; đồng thời, theo quan niệm xưa, gia đình có người được lựa chọn làm Cai Đám thì năm đó sẽ có tài lộc dồi dào, an khang thịnh vượng. Điểm đặc biệt ở đây chính là mỗi người chỉ vinh dự được trở thành Cai Đám 1 lần trong đời.

Đặc sắc lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh hấp dẫn du khách

Sau khi hoàn tất các nghi lễ này thì người dân và du khách có thể dâng lễ vào đình Trà Cổ.

Phần hội

Đặc sắc lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh hấp dẫn du khách

Phần hội sẽ được tổ chức một cách vui vẻ bao gồm: phần chấm thi "ông voi", các ca múa nhạc chào mừng, các trò chơi dân gian như: thi đan lưới, kéo co, đi cà kheo, viết thư pháp, nhảy bao bố…

Hội thi “Ông Voi” - nét đặc sắc của lễ hội Trà Cổ

Hội thi “Ông Voi” là nghi lễ chính nằm trong chuỗi hoạt động của lễ hội Trà Cổ góp phần tạo nên sự đặc sắc cho lễ hội này. Đầu năm 12 cai đám mỗi người sẽ nuôi 1 chú lợn được gọi là “Ông Voi” - linh vật của thần. “Ông Voi” sẽ được nâng niu, trân trọng, cho ăn ngon, ngủ màn và thăm khám đầy đủ.

Vào chiều 30/5 âm lịch, sau khi kết thúc lễ tế gia tiên, 12 cai đám sẽ xếp thành 2 hàng dùng cũi sơn đỏ có mái che để rước “Ông Voi” chầu thần tại ở trước sân đình. 

Đặc sắc lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh hấp dẫn du khách

Sau lễ tế cáo yết, ban tổ chức sẽ tiến hành chấm và xếp giải cho “Ông Voi”. Theo đó, các “Ông Voi” sẽ được đo từ đầu đến đuôi, đo vòng cổ, cân nặng. Ông Voi đạt giải nhất sẽ là “ông” có thân dài, vòng cổ to, đẹp và nặng nhất. Và kết quả này sẽ được tuyên bố vào sáng ngày chính hội (ngày 1 tháng 6 âm lịch). 

Ông voi đạt giải nhất sẽ được mổ tế thần, trong mâm lễ ngoài các phần thủ lợn, chúng ta sẽ thấy cả túm lông đuôi của “Ông Voi”. Và túm lông này sẽ được đặt ở gốc đa cạnh sân đình. Các “Ông Voi” còn lại sẽ trở lại là những chú lợn bình thường để mổ thịt hoặc bán luôn cho thương lái tùy nhu cầu.

Tục thi Ông Voi không chỉ mang nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo mà còn mang ý nghĩa tốt đẹp. Nó biểu thị cho ước nguyện về một cuộc sống ấm no, đủ đầy của người dân Trà Cổ.

Một số hình ảnh về lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh

Đặc sắc lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh hấp dẫn du khách

Đặc sắc lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh hấp dẫn du khách

Đặc sắc lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh hấp dẫn du khách

Đặc sắc lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh hấp dẫn du khách

Đặc sắc lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh hấp dẫn du khách

Đặc sắc lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh hấp dẫn du khách

Đặc sắc lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh hấp dẫn du khách

 

Đặc sắc lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh hấp dẫn du khách

Đặc sắc lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh hấp dẫn du khách

Đặc sắc lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh hấp dẫn du khách

 

Đặc sắc lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh hấp dẫn du khách

Đặc sắc lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh hấp dẫn du khách

Đặc sắc lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh hấp dẫn du khách

Đặc sắc lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh hấp dẫn du khách

Đặc sắc lễ hội Trà Cổ ở Quảng Ninh hấp dẫn du khách

Lễ hội Trà Cổ mang nét văn hóa đặc sắc của cư dân vùng biển Móng Cái, tạo thêm một điểm đến thú vị trong bản đồ du lịch văn hóa Việt Nam. Nét đẹp văn hóa tín ngưỡng này không chỉ là niềm tự hào riêng của nhân dân Móng Cái mà còn có ý nghĩa khẳng định cột mốc chủ quyền văn hóa nơi biên ải. Vậy nên nếu có cơ hội hãy thử một lần tham gia lễ hội này nhé!