Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Lễ hội chùa Bái Đính - Nét văn hóa tâm linh của tỉnh Ninh Bình

Ngày 09/02/2023, đăng bởi Quản trị viên, 207 lượt xem

Lễ hội chùa Bái Đính được biết đến là một trong những nét văn hóa đặc sắc của tỉnh Ninh Bình nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung. Vào mùa lễ hội, mỗi ngày chùa Bái Đính thu hút hàng ngàn người ghé thăm tạo nên không khí vô cùng vui tươi, nhộn nhịp. Và để tìm hiểu kỹ hơn về chùa Bái Đính cũng như lễ hội ở đây vào đầu dịp năm mới, sau đây mời Quý bạn đọc hãy theo dõi bài viết của Lộ Trình Xanh

Lễ hội chùa Bái Đính - Nét văn hóa tâm linh của tỉnh Ninh Bình

Chùa Bái Đính ở đâu?

Chùa Bái Đính là điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng của nước ta mỗi năm thu hút hàng trăm ngàn khách du lịch đến tham quan và cúng bái. Ngôi chùa này nằm trên núi Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Xung quanh ngôi chùa được bao bọc bởi các dãy núi đá lớn và thung lũng mênh mông tạo nên quang cảnh tuyệt đẹp khiến ai đến đây cũng phải trầm trồ khen ngợi. 

Chùa Bái Đính cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 12 km và cách thủ đô Hà Nội chừng 100 km. Để di chuyển đến chùa, du khách có thể chọn nhiều loại phương tiện như xe máy, xe khách, ô tô… 

Nguồn gốc chùa Bái Đính

Lễ hội chùa Bái Đính - Nét văn hóa tâm linh của tỉnh Ninh Bình

Chùa Bái Đính được xây dựng từ năm 2003. Điều đặc biệt là nơi đây từng là nơi đóng đô của nhà Đinh lúc tiến hành xây dựng kinh đô Hoa Lư xưa. Và tại nơi này có ba triều đại Vua Đinh, Tiền Lê, Lý nối tiếp nhau ra đời. Vua của các triều đại này rất coi trọng đạo Phật nên cho xây dựng rất nhiều chùa. Vì lẽ đó, tỉnh Ninh Bình ngày nay có rất nhiều ngôi chùa cổ, trong đó kể cả chùa Bái Đính. 

Ý nghĩa tên chùa Bái Đính

Tên chùa Bái Đính có một ý nghĩa rất đặc biệt: “Bái” có nghĩa là lễ bái, cúng bái đất trời, Tiên Phật. Còn “đính” nghĩa là đỉnh (là ở trên cao). “Bái Đính” có nghĩa là thờ cúng Tiên Phật ở trên núi cao. 

Bởi vậy, chùa Bái Đính là nơi diễn ra nhiều sự kiện trọng đại, rất oai hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chùa Bái Đính cổ còn là một trong những di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia trên đất cố đô Hoa Lư được người đời rất coi trọng vì có giá trị cả về mặt tâm linh và danh thắng. 

Lễ hội chùa Bái Đính diễn ra khi nào? 

Lễ hội chùa Bái Đính - Nét văn hóa tâm linh của tỉnh Ninh Bình

Vì là ngôi chùa nổi tiếng về mặt tâm linh và thắng cảnh tuyệt vời nên vào những dịp đầu năm mới tại đây thường được tổ chức lễ hội. Cứ dịp Tết đến Xuân về, người người lại nô nức chuẩn bị hành trang lên đường đến chùa để cúng bái và thưởng ngoạn cảnh đẹp. 

Lễ hội chùa Bái Đính diễn ra thường lệ từ chiều ngày mùng 1 Tết âm lịch. Lễ hội được khai mạc ngày mùng 6 Tết khởi đầu cho lễ hội hành hương và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Thời gian này, chùa Bái Đính thu hút rất đông du khách đổ về cúng bái và tham quan cảnh đẹp. Không chỉ du khách tại miền Bắc, mà các tỉnh thành khác trên khắp đất nước và cả khách nước ngoài cũng nhiệt tình ghé thăm để chiêm ngưỡng những hoạt động văn hóa lễ hội nơi đây. 

Ý nghĩa của lễ hội chùa Bái Đính

Lễ hội chùa Bái Đính - Nét văn hóa tâm linh của tỉnh Ninh Bình

Lễ hội chùa Bái Đính được tổ chức với mục đích tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng đã có công lớn trong việc bảo vệ quê hương, đất nước để dân chúng được sống trong hạnh phúc và bình yên. 

Các vị anh hùng là người có tấm lòng nhân ái, yêu nước thương dân nên dù đã khuất người dân vẫn tin rằng các vị ấy vẫn đang phù hộ cho chúng sinh. Bởi thế, rất nhiều người đổ về đây để chiêm bái, lễ Phật, cầu nguyện cho năm mới an khang thịnh vượng, quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Các nghi thức trong lễ hội chùa Bái Đính

Tương tự như các lễ hội khác như lễ hội chùa Hương, lễ hội núi Bà Đen…  nghi thức trong lễ hội chùa Bái Đính cũng bao gồm phần lễ và phần hội được tổ chức rất long trọng và chỉn chu qua từng chi tiết nhỏ nhất. 

Phần lễ

Lễ hội chùa Bái Đính - Nét văn hóa tâm linh của tỉnh Ninh Bình

Với phần lễ gồm 4 nghi thức chính: thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội bắt đầu với nghi thức rước kiệu. Các tu sĩ trong chùa sẽ mang bài vị thờ các vị Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ đến khu chùa mới để tiếp tục đến với phần hội.

Phần hội

Lễ hội chùa Bái Đính - Nét văn hóa tâm linh của tỉnh Ninh Bình

Phần hội của lễ hội chùa Bái Đính gồm có các trò chơi dân gian, nghệ thuật hát Chèo, Xẩm, Ca trù và các hoạt động khám phá hang động, chiêm ngưỡng cảnh đẹp của chùa. 

Trong đó, đặc biệt nhất phải kể đến chương trình biểu diễn tái hiện lại lễ tế cờ của Vua Quang Trung trên núi Đính trước giờ xung trận và lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng Đế do Nhà hát Chèo Ninh Bình đảm nhiệm. 

Thời gian diễn ra phần hội, các đại biểu và tăng ni, phật tử cùng du khách thập phương tham gia nghi lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đất nước phồn vinh và no ấm. Lúc này, không khí tại lễ hội chùa Bái Đính rất đông vui náo nhiệt. 

Những kinh nghiệm và lưu ý khi trẩy hội chùa Bái Đính

Lễ hội chùa Bái Đính - Nét văn hóa tâm linh của tỉnh Ninh Bình

Với một địa điểm du lịch chưa từng đặt chân đến chắc chắn du khách nào cũng cảm thấy bỡ ngỡ. Vậy nên để chuyến đi thuận lợi và lưu giữ được nhiều kỷ niệm đáng nhớ nhất du khách hãy tham khảo một số kinh nghiệm cũng như lưu ý khi đi trẩy hội chùa Bái Đính được Lộ Trình Xanh chia sẻ ngay sau đây: 

Mang giày leo núi

Đường lên chùa Bái Đính bắt buộc có nhiều đoạn bạn phải đi bộ nên hãy chuẩn bị cho mình một đôi giày leo núi thật êm ái để bảo vệ đôi chân “vàng” của mình. Rất nhiều du khách vì chủ quan mà không mang giày nên khiến chân bị sưng và phồng rộp sau khi trở về từ chuyến tham quan và chiêm bái chùa. 

Mặc trang phục phù hợp

Lễ hội chùa Bái Đính - Nét văn hóa tâm linh của tỉnh Ninh Bình

Chùa là chốn linh thiêng, cần sự trang nghiêm nên bất cứ ai đến đây cũng nên lưu tâm đến cách ăn mặc để phù hợp với thuần phong mỹ tục. Do đó, khi tham gia lễ hội chùa Bái Đính du khách nên ăn mặc nhã nhặn, kín đáo và lịch sự. Nên mặc thêm áo khoác để giữ ấm cho cơ thể vì chùa ở trên cao nên nhiệt độ lạnh hơn so với dưới đồng bằng. 

Chuẩn bị lễ vật ở nhà

Lễ hội chùa Bái Đính - Nét văn hóa tâm linh của tỉnh Ninh Bình

Nếu bạn có dự định cúng bái, dâng lễ vật trên chùa thì hãy chuẩn bị trước ở nhà. Điều này nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian cho bạn. 

Chuẩn bị đồ ăn nước uống

Chặng đường đi bộ lên chùa Bái Đính có thể bạn sẽ mệt, đói và khát nước nên hãy chuẩn bị sẵn ít đồ ăn và thức uống để bất cứ khi nào cần có thể sử dụng. 

Chuẩn bị những vật dụng cần thiết khác 

Hãy chắc chắn rằng điện thoại bạn đầy pin đủ để sử dụng khi trên đường lên tham quan lễ hội chùa Bái Đính. Ngoài ra, nên chuẩn bị ít tiền lẻ để tích góp vào hòm công đức cho chùa. 

Nơi ở qua đêm 

Lễ hội chùa Bái Đính - Nét văn hóa tâm linh của tỉnh Ninh Bình

Tại khuôn viên chùa Bái Đính có khu vực dành riêng cho người tham quan, hành lễ muốn trú lại qua đêm. Khách xá được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, sang trọng và đậm nét Á Đông cổ điển. Không khí ở đây trong lành, dễ chịu, khung cảnh non nước hữu tình rất yên tĩnh nên thích hợp để du khách ở lại nghỉ ngơi để ngày hôm sau tiếp tục tham quan, chiêm bái chùa. 

Không phải ngẫu nhiên mà lễ hội chùa Bái Đính lại thu hút ngàn người từ khắp mọi miền đổ về. Mà bởi vì nơi đây có phong cảnh hữu tình và đặc biệt là mang giá trị văn hóa tâm linh rất đáng để du khách ghé thăm và cầu nguyện.