Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ - Nét văn hóa đặc sắc của ngư dân

Ngày 20/02/2023, đăng bởi Quản trị viên, 207 lượt xem

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ là lễ hội dân gian được du nhập từ các tỉnh ven biển miền Trung vào Cần Giờ ngàn đời xưa. Hiện nay, chúng đã trở thành lễ hội văn hóa truyền thống, tín ngưỡng không thể thiếu. Theo chân Lộ Trình Xanh tìm hiểu những yếu tố đặc sắc của lễ hội này!

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ - Nét văn hóa đặc sắc của ngư dân

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ diễn ra ở đâu? Thời gian nào?

Lễ hội Nghinh Ông là truyền thống văn hóa lâu đời của người dân huyện Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh. Lễ hội được diễn ra vào rằm tháng tám âm lịch hàng năm. 

Về quy mô, mỗi năm tùy vào điều kiện kinh tế và hoàn cảnh của ngư dân mà địa phương cân nhắc hình thức tổ chức theo hướng đơn giản hoặc long trọng. Tuy nhiên, kể từ khi lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào năm 2013, lễ hội luôn được tổ chức trong không khí long trọng. Hình thức tổ chức này vừa mang giá trị quảng bá văn hóa, vừa là cơ hội phát triển du lịch cho huyện Cần Giờ.

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ được diễn ra ở nhiều nơi, điển hình là di tích Lăng Ông Thủy Tướng ở thị trấn Cần Thạnh, công viên Căn cứ Rừng Sác, di tích Cần Thạnh và trên biển. Thông thường, tại các đình, miếu có thờ cá Ông như đình Bình Khánh, đình Đồng Hòa, đình An Thới Đông, đình Tam Thôn Hiệp, miếu Bà,... cũng sẽ diễn ra lễ cúng Ông. Sau khi thực hiện nghi lễ cúng, ngư dân tại các xã xung quanh miếu sẽ tập trung về thị trấn Cần Thạnh để tham dự Lễ hội Nghinh Ông.

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ - Nét văn hóa đặc sắc của ngư dân

Nguồn gốc của Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ

Theo sử sách, lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ được tổ chức lần đầu vào năm 1913 với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (Cá Voi) để cầu mong mưa thuận, gió hòa, bình an khi ngư dân ra biển khơi. Trong quan niệm của các ngư dân, cá Ông được xem như vị thần bảo hộ, giúp người dân ven biển bình an và bội thu mỗi lần ra khơi xa. 

Theo truyền thuyết của dân chài tại huyện Cần giờ, vào ngày 16/8 âm lịch, cá Ông do sao lãng nhiệm vụ nên đã làm cho một chiếc ghe bị chìm khiến nhiều người bị chết trong bão. Chính vì điều này, cá Ông bị Long Vương Thủy Tề trừng phạt để cá Đao chém làm ba khúc, xác tấp vào 3 vùng biển ở miền Nam Việt Nam là Thắng Tam - Vũng Tàu, Phước Tỉnh - Long Đất và Cần Thạnh - Cần Giờ. Mỗi làng tại các địa danh này mới bắt gặp một phần thi thể của cá ông và thỉnh về để thờ cúng. 

Ý nghĩa của Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ - Nét văn hóa đặc sắc của ngư dân

Lễ hội Nghinh Ông ở Cần Giờ được diễn ra vào rằm tháng tám cũng là tổng kết một năm đánh bắt của ngư dân. Với mong ước một mùa bội thu, ngư dân làm lễ Nghinh Ông để tạ ơn cá Ông, Thần Biển và cũng mong ước năm sau sẽ thuận lợi, bình an. 

Ngoài tạ ơn, Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ còn là dịp để ngư dân tưởng nhớ những người đã tử nạn ở biển khơi hay những người chế tạo nên công cụ, phương tiện đi biển. 

Tại lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động vui chơi, giải trí giúp ngư dân thỏa mái, giải tỏa mệt mỏi sau một năm lao động mệt nhọc trên biển khởi. Đây còn là dịp mọi người quây quần bên nhau, thăm hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nhau. 

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ có gì?

Tương tự như các lễ hội Cầu Ngư khác, lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ sẽ bao gồm cả phần lễ và phần hội. Cụ thể: 

Phần lễ

Phần lễ của Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ được tổ chức tại di tích Lăng Ông Thủy Tướng với các chương trình như: 

  •  Lễ viếng nghĩa trang liệt sĩ Rừng Sác;

  • Lễ Thượng Kỳ;

  • Lễ mừng công ngư dân Cần Giờ;

  • Lễ cúng bạn cũ lái xưa;

  • Lễ Cầu An;

  • Lễ tế thần;

  • Nghi lễ Nghinh Ông;

  • Lễ Túc Yết;

  • Lễ Đại Bội;

  • Lễ tạ ơn Thần Nam Hải (Cá Ông). 

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ - Nét văn hóa đặc sắc của ngư dân

Phần hội

Bên cạnh các nghi lễ trang nghiêm, tại lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ còn diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, giải trí hấp dẫn. Các hoạt động có thể kể đến như: thả chài, trói cua, bắt vịt trên biển, đá bóng cà kheo, chạy marathon, bóng chuyền bãi biển,...

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ - Nét văn hóa đặc sắc của ngư dân

Tại lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ cũng có sự tham gia biểu diễn của các đoàn lân chuyên nghiệp để tạo nên sự đa dạng, vui tươi của lễ hội. Vì lễ hội được tổ chức trùng với thời điểm rước đèn Trung thu nên Ban Tổ chức rất chú trọng các buổi biểu diễn lân để tạo không khí vui tươi. 

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ - Nét văn hóa đặc sắc của ngư dân

Ngoài ra, khi đến với Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ, bạn còn có cơ hội tham dự triển lãm hình ảnh, hiện vật phục chế về quá trình hoạt động, sản xuất của ngư dân Cần Giờ. Qua đó, thể hiện bản sắc văn hóa, hoạt động sản xuất, lao động từ đời xưa của người dân Cần Giờ.

Các hình ảnh tại Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ 

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ - Nét văn hóa đặc sắc của ngư dân

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ - Nét văn hóa đặc sắc của ngư dân

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ - Nét văn hóa đặc sắc của ngư dân

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ - Nét văn hóa đặc sắc của ngư dân

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ - Nét văn hóa đặc sắc của ngư dân

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ - Nét văn hóa đặc sắc của ngư dân

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ - Nét văn hóa đặc sắc của ngư dân

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ - Nét văn hóa đặc sắc của ngư dân

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ - Nét văn hóa đặc sắc của ngư dân

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ được diễn ra vào đúng dịp Tết Trung Thu cùng với nhiều truyền thuyết mang đậm màu sắc văn hóa bản địa đã giúp lễ hội thu hút nhiều lượt khách du lịch đến tham quan, khám phá. Nếu du khách muốn tìm hiểu về những nét văn hóa đặc trưng của mảnh đất Cần Giờ này thì đây là dịp lễ không thể nào bỏ qua!