Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng có gì đặc sắc?

Ngày 11/02/2023, đăng bởi Quản trị viên, 158 lượt xem

Mỗi năm đến độ giữa tháng 2 âm lịch, người dân Đà Nẵng và du khách thập phương lại nô nức đổ về tham dự lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức với quy mô lớn rất hoành tráng. Vậy lễ hội này có gì đặc sắc mà thu hút đông người đến như vậy? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của Lộ Trình Xanh để tìm hiểu kỹ hơn. 

Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng có gì đặc sắc?

Lễ hội Quán Thế Âm tổ chức ở đâu? Diễn ra khi nào?

Lễ hội Quán Thế Âm hay còn gọi lễ hội Quan Thế Âm được tổ chức trong khuôn viên của chùa Quán Thế Âm thuộc khu du lịch Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Thời gian diễn ra lễ hội Quán Thế Âm bắt đầu từ ngày 19 tháng 2 Âm lịch và kéo dài trong 3 ngày với nhiều hoạt động sôi nổi thu hút đông đảo Phật tử và du khách thập phương tham gia. 

Nguồn gốc, lịch sử lễ hội Quán Thế Âm

Lễ hội Quán Thế Âm được khởi xướng tổ chức năm 1960 nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm tại động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thủy Sơn, phía Tây Ngũ Hành Sơn. 

Năm 1962, lễ hội được tổ chức vào dịp khánh thành chùa Quan Âm tại động Quan Âm - nơi được người dân địa phương phát hiện một khối thạch nhũ có hình tượng Phật Bà Quán Thế Âm. 

Tuy nhiên, vào những năm sau đó vì nhiều lý do khác nhau, lễ hội Quán Thế Âm không được tổ chức. Cho đến ngày 19/2 âm lịch năm 1991 - ngày vía đức Phật bà Quán Thế Âm, lễ hội này mới được tái tổ chức và được chính quyền địa phương quan tâm nhiều hơn. Lễ hội được tổ chức với quy mô lớn, nội dung phong phú và đa dạng mang đậm màu sắc lễ nghi Phật giáo hơn so với lúc khởi đầu. 

Ý nghĩa lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng 

Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng có gì đặc sắc?

Lễ hội Quán Thế Âm mang nhiều giá trị to lớn về phong tục cũng như văn hóa vùng miền. Lễ hội thể hiện sự tín ngưỡng tôn giáo của đạo Phật, mong cầu quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, khơi dậy lòng từ bi, bác ái và hướng thiện trong mỗi con người. Lễ hội mang ý nghĩa thể hiện sự hòa hợp giữa Phật pháp với dân tộc, tình yêu quê hương đất nước của dân chúng. 

Các nghi thức trong lễ hội Quán Thế Âm 

Tương tự lễ hội Dinh Cô, lễ hội Cầu Ngư hay lễ hội núi Bà Đen… lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng được tổ chức với nghi thức gồm phần lễ và phần hội. Trong đó: 

Phần lễ gồm:

Lễ rước ánh sáng

Nghi lễ này thưởng tổ chức vào tối ngày 18/2 âm lịch gồm phần rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa rồng… Hiểu theo văn hóa Phật giáo, ánh sáng có ý nghĩa của sự trí tuệ. Con người có trí tuệ thì tấm lòng và đạo đức sẽ trong sáng tạo nên con người hướng thiện giúp ích cho đời. Lễ rước ánh sáng mang ý nghĩa cầu mong ánh sáng của Phật soi đường cho chúng sinh. 

Lễ khai kinh

Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng có gì đặc sắc?

Bước qua sáng sớm ngày 19/2, tiếp tục lễ hội sẽ diễn ra với lễ khai kinh với ý nghĩa cầu nguyện cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc, nhà nhà hạnh phúc mỹ mãn. 

Lễ trai đàn chẩn tế

Sau phần lễ khai sinh, cùng ngày 19/2 lễ trai đàn chẩn tế được diễn ra để cầu siêu, cúng thập loại chúng sinh. Nghi lễ này thường phải hiện diện người có giới phẩm ra để làm lễ, không phải ai cũng đủ yếu tố đứng ra chủ trì. 

Lễ thuyết giảng về Bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc

Tiếp đến cũng trong ngày 19 tại lễ hội Quán Thế Âm sẽ diễn ra lễ thuyết giảng về Bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc. Nghi lễ nhằm ca ngợi tấm lòng từ bi, bác ái của đức Phật Bồ tát Quán Thế Âm và cầu nguyện cho dân tộc được bình an, cuộc sống no ấm, thịnh vượng. 

Lễ rước tượng Quán Thế Âm

Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng có gì đặc sắc?

Lễ rước tượng Quán Thế Âm chính là nghi lễ quan trọng nhất của lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng, được tổ chức vào đúng 10h sáng ngày 19/2 âm lịch, sau 4 nghi lễ trên. Trong nghi lễ này sẽ có bốn người khiêng kiệu có tượng Phật bà đi trước và các Phật tử theo sau. Kiệu được rước từ chùa rồi đi xuống con thuyền đậu trên sông Cầu Biện. Thuyền được chạy vòng vòng quanh sông Cổ Lò. Lễ rước này nhằm cầu nguyện cho những người đi biển, làm ăn trên sông nước được thuận lợi, bình an, không gặp trắc trở trong quá trình mưu sinh kiếm sống. 

Ngoài 5 nghi lễ chính kể trên, lễ hội Quán Thế Âm còn có lễ tế xuân để cúng sơn thủy và thổ thần được tổ chức vào buổi tối ngày 18/2 âm lịch. Trong phần lễ này, các bô lão khăn áo chỉnh tề, tay cầm cờ lọng, đuốc và lồng đèn. Theo sau là đội nhạc cổ và chiêng trống. Khi đã hoàn thành lễ và đọc văn tế, các bô lão sẽ dẫn đầu đoàn rước cộ xuống bờ sông Cầu Biện rồi mở hội Hoa Đăng với lộ trình dài khoảng 2km quanh các khu phố, các làng đá Mỹ nghệ Non Nước, khu du lịch Non Nước… 

Phần hội của lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng

Không chỉ phần lễ mà phần hội của lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng diễn ra vô cùng náo nhiệt với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao đậm nét văn hóa dân tộc như hội hóa trang, tho cờ, nhạc, họa, điêu khắc, hát dân ca, múa tứ linh, hát tuồng, thả đèn trên sông… Bên cạnh đó, phần hội còn có các hoạt động văn hóa như triển lãm thư pháp và tranh thủy mặc, hội thi nấu ăn chay, hội thi thuyết minh về danh thắng Ngũ Hành Sơn,...

Những hình ảnh của lễ hội Quán Thế Âm

Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng có gì đặc sắc?

Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng có gì đặc sắc?

Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng có gì đặc sắc?

Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng có gì đặc sắc?

Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng có gì đặc sắc?

Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng có gì đặc sắc?

Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng có gì đặc sắc?

Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng có gì đặc sắc?

Có thể nói, lễ hội Quán Thế Âm tuy mang màu sắc văn hóa tôn giáo nhưng cũng đóng góp không nhỏ vào công cuộc phục hồi và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Lễ hội này còn là dịp để các Phật tử và du khách thập phương có cơ hội sum họp, gắn kết yêu thương giữa người với người. Nếu có dịp đến Đà Nẵng thời điểm diễn ra lễ hội thì bạn hãy tham gia để biết thêm những điều thú vị nhé!