Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Lễ hội chùa Keo - Nét đẹp văn hóa dân gian ở tỉnh Thái Bình

Ngày 23/02/2023, đăng bởi Quản trị viên, 161 lượt xem

Chùa Keo là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia và là niềm tự hào của người dân Thái Bình. Đến đây vào khoảng đầu xuân hoặc độ tháng 9 âm lịch, bạn sẽ được hòa mình vào lễ hội Chùa Keo với nhiều hoạt động đặc sắc. Mời bạn ghé đến “Quê lúa” Thái Bình để cùng Lộ Trình Xanh khám phá lễ hội đặc biệt này nhé!

Lễ hội chùa Keo - Nét đẹp văn hóa dân gian ở tỉnh Thái Bình

Nguồn gốc Chùa Keo - Thái Bình

Chùa Keo ở Thái Bình (tên chữ là Nghiêm Quang Tự) được xây dựng ở trên đất làng Keo vào thời vua Lý Thánh Tông. Đến đời Lý Anh Tông, chùa Nghiêm Quang Tự được đổi là chùa Thần Quang. Đây là ngôi chùa khá đặc biệt khi tiền Phật, hậu Thánh. Bên cạnh thờ Phật, chùa còn thờ thánh tổ Dương Không Lộ, một nhà sư thời Lý và những người có công xây dựng nên chùa.

Năm 1611, xảy ra sự kiện lớn là nước lũ dâng cao đến chùa Thần Quang khiến ngôi chùa bị trôi dạt. Chính người dân làng Keo cũng phải chuyển cư đến sinh sống ở 2 ngôi làng về phía Đông Nam và phía Đông Bắc hữu ngạn sông Hồng. 

Sau sự kiện này, người dân ở 2 làng mới tách ra đã xây dựng lại chùa Keo và hình thành nên 2 ngôi chùa là Chùa Keo Nam Định và Chùa Keo Thái Bình. Chùa Keo Thái Bình được xây dựng vào năm 1632 với tên chữ là Thần Quang Tự. Ngôi chùa này được quận công Hoàng Nhân Dũng đi vận động, quyên góp để xây dựng và hoàn công vào tháng 11/1632.

Lễ hội chùa Keo có 2 lần mở hội vào mùa xuân và mùa thu. Đây là lễ hội trọng đại nhất của người dân xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình trong năm. 

Lễ hội chùa Keo - Nét đẹp văn hóa dân gian ở tỉnh Thái Bình

Lễ hội chùa Keo vào ngày nào? Ở đâu?

Lễ hội Chùa Keo được tổ chức tại chùa Keo ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Mỗi năm, tại đây sẽ diễn ra 2 lần mở hội vào mùa xuân và mùa thu. Lễ hội mùa xuân diễn ra vào mùng 4 tết Nguyên đán và Lễ hội mùa thu sẽ kéo dài vào các ngày ngày 13, 14, 15 tháng 9 âm lịch. Trong 2 lần mở hội thì lễ hội mùa thu là lễ hội chính với nhiều nghi lễ, hoạt động đặc sắc, thú vị hơn. 

Ý nghĩa của Lễ hội chùa Keo

Lễ hội chùa Keo Thái Bình có nguồn gốc từ thời nhà Lý gắn liền với sự phát triển của Phật giáo tại Việt Nam. Sự ra đời của lễ hội thể hiện sự suy tôn với thánh Không Lộ - vị thần bảo hộ, che chở cho người dân vùng đất nông nghiệp Thái Bình. Việc duy trì lễ hội chùa Keo với nhiều hoạt động thiết thực giúp duy trì tín ngưỡng văn hóa tốt đẹp và thỏa mãn nhu cầu tâm linh của người dân. 

Ngoài ra, việc tổ chức lễ hội chùa Keo vào mùa xuân và mùa thu còn là dịp để người dân vui chơi, gắn kết và phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Du khách khi ghé thăm lễ hội chùa Keo sẽ có cơ hội lễ phật, lễ thánh và chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo được lưu giữ hơn 400 năm này. Thêm vào đó, các nghi lễ trong suốt thời gian diễn ra lễ hội là phương thức giúp người dân thể hiện kỳ vọng về cuộc sống no ấm, đủ đầy. 

Với ý nghĩa như vậy, ngày 23/01/2017, lễ hội chùa Keo Thái Bình được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Lễ hội chùa Keo - Nét đẹp văn hóa dân gian ở tỉnh Thái Bình

Các hoạt động của Lễ hội Chùa Keo

Tương tự các nghi lễ lễ phật tại Lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội chùa Hương, tại lễ hội chùa Keo, người dân cũng đặc biệt chú trọng ở khâu tổ chức. Trước ngày diễn ra lễ hội, người dân địa phương sẽ chuẩn bị các lễ vật dâng cúng như: rượu, hoa quả, xôi, bánh chưng... để làm nghi lễ dâng cúng. Ngoài lễ vật, tại các mùa tổ chức lễ hội chùa Keo Thái Bình sẽ có các hoạt động khác nhau là: 

Lễ hội mùa xuân

Để người dân có cơ hội lễ phật và tham gia các hoạt động du xuân, lễ hội mùa xuân tại Chùa Keo được tổ chức vào ngày mùng 04/01 âm lịch. Đến đây, du khách sẽ được chứng kiến các lễ thức, trò chơi dân gian như Nghi thức khai chỉ mở cửa đền Thánh, lễ dâng hương đền Thánh, thi nấu cơm,...

Lễ hội chùa Keo - Nét đẹp văn hóa dân gian ở tỉnh Thái Bình

Lễ hội mùa thu

Lễ hội mùa thu diễn ra trong 03 ngày từ 13/9 - 15/9 âm lịch. Để chuẩn bị cho lễ hội mùa thu, vào khoảng tháng 6, người dân trong xã sẽ tiến hành bầu ra chủ hội để điều hành mọi hoạt động tổ chức lễ hội. Vào khoảng ngày 11-12/9 âm lịch, người dân sẽ dựng cây phướn ở sân cỏ, chuẩn bị đội rước kiệu, chọn người rước kiệu thuyền rồng, rước nhang án… để phục vụ cho 03 ngày tổ chức lễ hội. 

Hoạt động chính của lễ hội mùa thu là rước kiệu Thánh với sự tham dự đông đảo người dân sinh sống quanh của chùa Keo. Nghi lễ rước sẽ chia đoàn người hàng 18 đoàn rước lớn nhỏ. Buổi sáng sẽ thực hiện nghi lễ rước kiệu Thánh ra tam quan và buổi chiều rước về đền Thánh. 

Bên cạnh nghi lễ rước kiệu Thánh, ban Tổ chức còn mang đến các cuộc thi như  hát làn điệu chèo cổ và du thuyền hát giao duyên.

Hình ảnh về Lễ hội Chùa Keo Thái Bình

Lễ hội chùa Keo - Nét đẹp văn hóa dân gian ở tỉnh Thái Bình

Lễ hội chùa Keo - Nét đẹp văn hóa dân gian ở tỉnh Thái Bình

Lễ hội chùa Keo - Nét đẹp văn hóa dân gian ở tỉnh Thái Bình

Lễ hội chùa Keo - Nét đẹp văn hóa dân gian ở tỉnh Thái Bình

Lễ hội chùa Keo - Nét đẹp văn hóa dân gian ở tỉnh Thái Bình

Lễ hội chùa Keo được đánh giá là nơi tái diễn rõ nét đời sống văn hóa, tín ngưỡng đậm nét gắn liền với 400 năm lịch sử của dân tộc. Đây xứng đáng là niềm tự hào của người dân Thái Bình nói riêng và vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung.