Thông tin giao thông, lộ trình di chuyển cập nhật mới nhất| Lộ trình xanh

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - Nét đẹp tín ngưỡng tâm linh được UNESCO công nhận

Ngày 19/02/2023, đăng bởi Quản trị viên, 99 lượt xem

Vào ngày 23/4 đến 27/4 âm lịch, du khách thập phương có dịp ghé thăm Miếu Bà Chúa Xứ tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang để tham dự lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam. Đây được xem là lễ hội mang đậm nét văn hóa đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ. Cùng Lộ Trình Xanh khám phá về lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam An Giang ở bài viết ngay sau đây!

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - Nét đẹp tín ngưỡng tâm linh được UNESCO công nhận

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam tổ chức ở đâu? Diễn ra khi nào?

Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam An Giang được tổ chức tại Miếu Bà Chúa Xứ, tọa lạc tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Lễ hội này diễn ra từ ngày 23/4 đến 27/4 âm lịch và hàng năm đều đón tiếp hàng ngàn lượt khách đến viếng thăm. 

Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, du khách sẽ có cơ hội thăm quan, dâng hương và tìm hiểu nhiều nghi thức rước đặc sắc. Năm 2014, lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam ở An Giang vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đến nay, Việt Nam đã trình UNESCO xem xét công nhận lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam An Giang là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - Nét đẹp tín ngưỡng tâm linh được UNESCO công nhận

Truyền thuyết về Miếu Bà Chúa Xứ

Tương truyền, khi quân Xiêm xâm chiếm nước ta thì có một ngày lên vùng núi Sam để quấy nhiễu nhân dân. Khi lên đến đỉnh núi, chúng gặp phải một pho tượng trên bệ đá sa thạch. Quân Xiêm lúc này có ý định khiêng pho tượng xuống nhưng không thể nhấc lên được. 

Một thời gian sau, một người trong làng được bà Chúa Xứ báo mộng cần khiêng bà xuống núi lập bàn thờ để bảo vệ cho nhân dân khỏi giặc xâm lăng. Người dân trong làng dùng mọi cách nhưng không thể khiêng tượng bà Chúa Xứ xuống núi. Lúc này có người mách nước để 9 cô gái đồng trinh khiêng tượng xuống núi thì quả nhiên thành công. Đến dưới chân núi, tượng trở nên nặng nề nên người dân chọn đây là vị trí để lập miếu thờ. 

Từ đó, rất nhiều người thường xuyên ghé đến miếu với mong muốn cầu may mắn, bình an và đều rất linh ứng. 

Các nghi thức rước tại Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Tương tự lễ hội chùa Hương, lễ hội Cầu Ngư, phần nghi thức rước tại lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam được diễn ra khá long trọng với nhiều nghi thức. Các nghi lễ bao gồm: 

Lễ tắm Bà

Lễ tắm Bà là nghi lễ đầu tiên được thực hiện trong thời gian diễn ra lễ hội. Phần Nghi thức này được tổ chức từ đêm 23 đến rạng sáng 24/4 âm lịch. Hoạt động này được thực hiện bởi một nhóm phụ nữ được phân công từ trước để lau bụi trên tượng thờ và thay áo mão cho Bà. 

Sau khi thực hiện nghi lễ, màn sẽ được kéo sang để người dân đến chiêm ngưỡng và xin lộc. Nghi lễ tắm bà sẽ được thực hiện trong khoảng một giờ và sau đó mọi người sẽ được tự do bái lễ và xin lộc. 

Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà

Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà diễn ra vào 15 giờ ngày 24/4 âm lịch. Lúc này, các bô lão và ban quản trị trong miếu sẽ đại diện mặc lễ phục để sang lăng Thoại Ngọc Hầu để làm lễ Thỉnh Sắc rước bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, Hội đồng và bà nhị phẩm Trương Thị Miệt, và bài vị về Miếu bà. 

Khi các bài vị được thỉnh đến chính điện, Ban quản trị sẽ tiến hành dân hương để tưởng nhớ Thoại Ngọc Hầu - người có công khai phá vùng đất hoang ở xứ núi Sam. 

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - Nét đẹp tín ngưỡng tâm linh được UNESCO công nhận

Lễ Túc Yết

Lễ Túc Yết diễn ra vào lúc 0 giờ ngày 25 rạng sáng ngày 26/4. Các vị bô lão sẽ mặc lễ phục để làm lễ và xếp hai hàng trước tượng Bà. Thông thường, lễ vật chúng tại lễ Túc Yết sẽ bao gồm: Một con heo trắng (chưa nấu chín, được cạo lông sạch lẽ, dĩa "mao huyết", mâm xôi, mâm trái cây, trầu cau và một đĩa gạo muối. Sau đó, ông chánh bái sẽ làm lễ dâng hương, chúc rượu, dâng tế và hóa giấy vàng bạc theo đúng phong tục xưa. 

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - Nét đẹp tín ngưỡng tâm linh được UNESCO công nhận

Lễ xây chầu

Tiếp theo, các bô lão sẽ cho người khiêng bàn tổ ra ngoài và thay vào đó là trống chầu để làm lễ xây chầu. Khi vào lễ, người xướng sẽ hô to "ca công tựu vị", ông chánh bái ca công sẽ đến bàn thờ đặt giữa võ ca để làm nghi thức cầu nguyện. Sau đó, ông đánh ba hồi trống và xướng "ca công tiếp giá" để ra hiệu cho đoàn hát bộ nổi chiêng trống để bắt đầu trình diễn hát hộ. Một số bài hát bộ được trình diễn là: Trần Bình Trọng, Lưu Kim Đính, Sát Thát, Trưng Nữ Vương,…

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - Nét đẹp tín ngưỡng tâm linh được UNESCO công nhận

Lễ Chánh tế

Nghi lễ Chánh tế được diễn ra đến 4 giờ sáng ngày 26/4 và thực hiện nghi lễ tương tự Lễ túc yết để cúng Chánh tế. Đến chiều ngày 27, ban tổ chức sẽ thực hiện nghi lễ đưa sắc Thoại Ngọc hầu về Sơn Lăng và kết thúc chuỗi lễ hội Vía Bà chúa Xứ núi Sam. 

Bên cạnh các nghi lễ của phần lễ, phần hội tại Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được diễn ra đan xen với nhiều hoạt động lý thú như: múa lân, múa đĩa chén…

Những hình ảnh của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam An Giang

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - Nét đẹp tín ngưỡng tâm linh được UNESCO công nhận

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - Nét đẹp tín ngưỡng tâm linh được UNESCO công nhận

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - Nét đẹp tín ngưỡng tâm linh được UNESCO công nhận

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - Nét đẹp tín ngưỡng tâm linh được UNESCO công nhận

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - Nét đẹp tín ngưỡng tâm linh được UNESCO công nhận

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - Nét đẹp tín ngưỡng tâm linh được UNESCO công nhận

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam - Nét đẹp tín ngưỡng tâm linh được UNESCO công nhận

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ghi lại dấu ấn của nền văn hóa, bản sắc Việt Nam độc đáo, ấn tượng. Hãy thử một lần cùng gia đình, bạn bè và Lộ Trình Xanh khám phá và trải nghiệm Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam nhé.